Lập trình viên chuyên nghiệp có cần thêm kỹ năng thiết kế ?
Trong ngành lập trình, ngoài kỹ năng back-end thì
kỹ năng front-end (thiết kế HTML, CSS, JavaScript) đang trở thành xu thế
tất yếu của các lập trình viên, đặc biệt những ai muốn thành full-stack developer.
Lợi ích của lập trình viên có kỹ năng về thiết kế
Vai trò của frond-end trong một dự án rất quan
trọng, vì ứng dụng không chỉ thiết kế giao diện đẹp, mà còn phải rõ
ràng, dễ sử dụng. Người dùng có thể làm việc mình muốn một cách đơn
giản, nhanh gọn (Google, Facebook là một ví dụ). Và để giao diện phục vụ
đầy đủ các chức năng và hiệu quả đồng nhất mà back-end muốn truyền tải
thì không ai khác thiết kế tốt hơn các developers.
Theo thống kê của Adecco Vietnam, với các vị
trí Web Developer có thu nhập từ 15-25 triệu, nhà tuyển dụng cần ứng
viên chịu trách nhiệm về mặt front-end, có kỹ năng thiết kế căn cứ vào
các kiến trúc và đưa ra yêu cầu cần thiết trong các ứng dụng web/mobile
như: design packages, modules, design sub systems...
Nếu có kiến thức trong thiết kế, developer dễ
dàng bám sát vào trải nghiệm người dùng, thiết kế đúng nhu cầu sử dụng,
chủ động can thiệp vào khâu thiết kế để tạo điều kiện người dùng cuối dễ
thao tác, giúp ứng dụng thân thiện hơn.
Như Steve Jobs từng nói: “Design is not just
what it looks like and feels like. Design is how it works”. Giao diện
ứng dụng sẽ nói lên được cách thức hoạt động của nó như thế nào, chuyên
nghiệp hay kém cỏi. Các developers có hiểu biết về UX biết cách truyền
tải những gì khả thi trong kỹ thuật, biết điều gì người dùng cần để tối
ưu các chức năng hiển thị mà designer khó nắm được.
Bên cạnh đó, cùng với nhu cầu startup trong
giới công nghệ đang dần đẩy mạnh. Nhà tuyển dụng luôn săn tìm full-stack
developer, người có thể đảm nhiệm cả phần back-end lẫn front-end, số
lượng việc làm cho vị trí này trên thế giới tăng 20% trong giai đoạn 10
năm từ 2012-2022, nhanh hơn tỉ lệ trung bình của tất cả các ngành nghề
khác. Và đó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt so với các ứng cử viên
khác trong thị trường nhân lực đông đảo hiện nay.
Thầy Đậu Ngọc Hà Dương, Giám đốc Đào tạo
Aptech chia sẻ, nếu thiết kế UI (User Interface) chú trọng đến giao diện
người dùng thì UX (User eXperience) lại quan tâm nhiều hơn đến trải
nghiệm người dùng. Khi một sản phẩm ra đời, người dùng ngày nay có xu
hướng chọn những ứng dụng bắt mắt, tiện ích, đơn giản và hiệu quả. Để
thu hút được họ, nhà phát triển phải dựa vào thói quen và cách mà khách
hàng sử dụng, cảm nhận về một hệ thống (sử dụng hệ thống thông qua UI).
Và không ai hiểu người dùng của mình hơn ngoài các Developer.
Theo anh Nguyễn Lương Bằng (cựu học viên Aptech, tác giả của Freaking Math và Wifi Chùa) cho hay: “Developer nên hiểu rõ về nguyên lý thiết kế (màu sắc, bố cục) kết hợp với trải nghiệm người dùng để tránh những lỗi như:không
tập trung vào nội dụng chính mà user cần; thời gian đáp ứng chậm; yêu
cầu nhập dữ liệu quá nhiều; không hỗ trợ nhiều độ phân giải màn hình và
cho rằng user là “chuyên gia” trong sản phẩm mà bạn cung cấp. Những điều
đó góp phần đánh giá sự thành bại của sản phẩm trong thời gian dài.”
Một bạn học viên lập trình có cảm nhận: “Khi
làm project viết các ứng dụng lập trình trên web hay mobile thì mình
thường sử dụng các chất liệu có sẵn trên internet. Tuy nhiên, có những
lúc để tìm ra hình ảnh phù hợp nội dung cần truyền tải là cả vấn đề.
Mong muốn sau khóa học này, mình sẽ chủ động hơn trong thiết kế HTML, CSS, JavaScript, bổ sung kỹ năng trở thành front-end developer và xa hơn là full-stack developer chuyên nghiệp.”
Vậy nên, đừng ngần ngại dành thêm thời gian để nâng cao kỹ năng đồ hoạ của mình, có thể đến trung tâm hoặc tự học cùng bạn bè đồng nghiệp.