Lời khuyên dành cho ứng viên và nhà tuyển dụng khi thực hiện tuyển dụng từ xa
Hiện tại là thời điểm đầy thử thách với các doanh nghiệp khi mà đại dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới. để thích ứng với tình hình hiện tại nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang hình thức làm việc từ xa. Tương tự như vậy hai nhiệm vụ tuyển dụng và tiếp nhận nhân sự mới cũng được chuyển đổi qua hình thức trực tuyến.
Điểm khác biệt giữa tuyển dụng truyền thống và tuyển dụng từ xa là ở giai đoạn phỏng vấn. Với tuyển dụng truyền thống, ứng viên sẽ trực tiếp đến văn phòng công ty để phỏng vấn. Còn với tuyển dụng từ xa, các cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện trực tuyến, qua các nền tảng video.
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho nhà tuyển dụng và ứng viên khi thực hiện tuyển dụng từ xa mà TalentBold muốn gửi đến bạn đọc.
Lời khuyên dành cho nhà tuyển dụng khi tuyển dụng từ xa
1. Thực hiện phỏng vấn trực tuyến hiệu quả
Trong tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, đồng thời tuân thủ quy định giãn cách xã hội của chính phủ, phỏng vấn trực tuyến trở thành một yếu tố cần thiết để duy trì quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp.
Để đảm bảo buổi phỏng vấn trực tuyến diễn ra suôn sẻ và hoàn thành mục tiêu đánh giá chất lượng ứng viên, nhà tuyển dụng cần lưu ý các điểm sau:
-
Cung cấp cho ứng viên các thông tin họ cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, các yêu cầu về kỹ thuật liên quan đến buổi phỏng vấn và trao đổi về khả năng đáp ứng các yêu cầu của ứng viên.
-
Kiểm tra chất lượng kỹ thuật trước khi thực hiện phỏng vấn. Nhà tuyển dụng nên sử dụng các ứng dụng phổ biến như Skype, Zoom, hay WhatsApp. Tiến hành chạy thử các ứng dụng này, có phương án dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ, ưu tiên các công nghệ có tính năng sao lưu, backup dữ liệu.
-
Thực hiện buổi phỏng vấn như bạn vẫn thường làm, tiến hành đúng thời gian đã hẹn.
-
Lựa chọn không gian phỏng vấn yên tĩnh, chuyên nghiệp.
Trao đổi với ứng viên các bước kế tiếp sau khi phỏng vấn, cố gắng tạo dựng tâm thế thoải mái cho ứng viên trong quá trình phỏng vấn.
2. Dành thời gian đánh giá ứng viên kỹ càng hơn
Vì không gặp trực tiếp ứng viên nên nhà tuyển dụng cần nhiều thời gian hơn để xác định ứng viên có phù hợp với vai trò và văn hóa doanh nghiệp hay không. Điều này có thể mất gấp đôi thời gian, hoặc có thể cần thêm một số buổi phỏng vấn, nhưng bạn cần làm như vậy để có thể đưa ra quyết định tuyển dụng đúng đắn.
3. Tăng cường hợp tác nhóm
Các thành viên trong nhóm tuyển dụng cần tham gia vào quá trình tuyển dụng ngay từ đầu để có thể đánh giá một cách toàn diện ứng viên khi thực hiện tuyển dụng từ xa.
Nhà tuyển dụng nên sử dụng các công nghệ cho phép nhiều bên liên quan tham gia vào quá trình tuyển dụng, chẳng hạn như phần mềm tuyển dụng TalentBold. Bằng cách sử dụng TalentBold, các thành viên thuộc các bộ phận khác nhau có thể giao tiếp, trao đổi công việc, phản hồi thông tin kịp thời. Nhờ vậy mà hiệu quả tuyển dụng được nâng cao.
4. Thường xuyên đối thoại với ứng viên
Đảm bảo thường xuyên cập nhật diễn tiến quá trình tuyển dụng để ứng viên biết được họ đang ở giai đoạn nào. Trong giai đoạn mọi thứ dường như “không chắc chắn”, thì việc duy trì kết nối với ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng tiếp cận được những ứng viên chất lượng.
5. Xem xét việc thiết lập bộ kỹ năng thay thế
Trong môi trường làm việc từ xa vô cùng linh hoạt, nhà tuyển dụng cần xem xét xây dựng một bộ kỹ năng hơi khác so với trước đây. Chẳng hạn như các kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, khả năng thích ứng, tính kỷ luật là những kỹ năng cần được chú trọng khi làm việc từ xa.
6. Chuẩn bị kế hoạch quay trở lại văn phòng làm việc
Mặc dù chưa biết khi nào đại dịch chấm dứt, nhưng nhà tuyển dụng nên chuẩn bị sẵn kế hoạch để hỗ trợ các nhân viên mới được tuyển từ xa dễ dàng hòa nhập với môi trường văn phòng.
Bí kíp giúp ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng từ xa
Như đã nói ở trên, điểm khác biệt chính của tuyển dụng từ xa so với tuyển dụng truyền thống là các cuộc phỏng vấn được thực hiện trực tuyến. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị hồ sơ, tìm hiểu về nhà tuyển dụng, chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn thì ứng viên nên lưu ý những điểm sau để có buổi phỏng vấn trực tuyến thành công.
-
Cài đặt ứng dụng và làm quen với ứng dụng trước khi phỏng vấn chính thức.
-
Sử dụng tên người dùng chuyên nghiệp, đó nên là tên thật được thể hiện trên CV của bạn, hoặc biến thể tên thật của bạn.
-
Kiểm tra chất lượng hình ảnh webcam, chất lượng âm thanh, tốc độ đường truyền internet và thiết bị kết nối của bạn. Bạn nên để điện thoại kế bên đề phòng trường hợp xảy ra sự cố với máy tính hay đường truyền internet bị gián đoạn.
-
Sử dụng thiết bị của bạn trước khi phỏng vấn để đảm bảo mọi thứ đều hoạt động tốt và giúp bạn quen với việc phỏng vấn trực tuyến.
-
Chuẩn bị không gian phỏng vấn ngăn nắp, sạch sẽ, yên tĩnh, đủ ánh sáng. Tắt chuông điện thoại hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào khác có thể khiến buổi phỏng vấn bị gián đoạn.
-
Chuẩn bị sẵn giấy, bút và một bản CV để tham khảo khi cần.
-
Mặc dù ngồi phỏng vấn ngay tại nhà nhưng bạn vẫn phải ăn mặc chuyên nghiệp và lịch sự y như phỏng vấn trực tiếp. Mặc quần và mang giày đẹp, vì bạn có thể phải đứng lên trong lúc phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn đặt tâm trí trọn vẹn vào cuộc phỏng vấn.
-
Ghi chú lịch phỏng vấn, đảm bảo có mặt đúng giờ.
-
Hãy mỉm cười và tập trung hết mức có thể, cố gắng cư xử thật tự nhiên như thể bạn đang tham gia một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Điều chỉnh hướng nhìn tập trung vào camera, chăm chú lắng nghe và tương tác với nhà tuyển dụng. Tích cực trao đổi, đối thoại liên tục với người phỏng vấn, đừng đợi đến lượt bạn mới nói.
Hầu hết các bí kíp này đều hữu ích trong quá trình tuyển dụng từ xa. Bất kể đại dịch diễn biến thế nào đi nữa, thì những bài học trên đây sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên tiếp tục tiến lên phía trước.
Các doanh nghiệp nên quan tâm đến việc vận dụng công nghệ hiện đại để tạo ra tính linh hoạt, chuyên nghiệp trong quá trình tuyển dụng và tiếp nhận nhân sự mới. Bằng cách sử dụng phần mềm tuyển dụng với những tính năng vượt trội doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả tuyển dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng, đồng thời tối đa hóa hiệu suất tuyển dụng, đảm bảo nguồn nhân tài ổn định cho các hoạt động phát triển kinh doanh trong tương lai.