Marketing Communication là gì
Marketing Communication là một trong những phần không thể thiếu trong marketing nói chung. Marketing Communication đang là một ngành nghề rất hot đối với nhiều người hiện nay. Và nó như là một thông điệp, phương tiện truyền thông dùng trong việc tiếp cận và kết nối với khách hàng của nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay.
Hôm nay trong nội dung bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Marketing Communication là gì? Cũng như là tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến Marketing Communication cùng với Azgad Agency nhé! Cùng đi vào trong bài viết để tìm hiểu cụ thể hơn nào!
Marketing Communication là gì?
Marketing Communication hay là truyền thông tiếp thị. Nó là một phần cơ bản và quan trọng phải có trong các chiến lược tiếp thị của một công ty, doanh nghiệp nào đó.
Định nghĩa theo cách hiểu đơn giản và lỏng lẻo thì Marketing Communication chính là tất cả những thông điệp và phương tiện truyền thông mà công ty, doanh nghiệp của bạn triển khai để tiếp cận với thị trường khách hàng của bạn.
Hay nói với một cách khác thì các công ty, doanh nghiệp sử dụng các phương tiện truyền thông để trao đổi thông tin về sản phẩm và dịch vụ của họ với khách hàng thì gọi là Marketing Communication.
Các nhà tiếp thị sử dụng các công cụ của Marketing Communication để tạo ra nhận thức về thương hiệu của khách hàng tiềm năng, có nghĩa là sẽ có một số hình ảnh về thương hiệu, công ty, doanh nghiệp của bạn được tạo ra ngay trong tâm trí người khách hàng, từ đó thúc đẩy việc mua hàng của họ.Đối với Marketing Communication thì có hai yêu cầu chính khi thực hiện nó. Một là tạo ra nhu cầu và duy trì nhu cầu, sở thích đối với sản phẩm đó, thứ hai đó là rút ngắn được chu kỳ bán hàng của bạn.
Marketing Communication sẽ đưa ra những giải pháp cho những câu hỏi như:
-
Tại sao sản phẩm đó cần được sử dụng?
-
Sản phẩm đó được sử dụng như thế nào?
-
Ai có thể sử dụng sản phẩm đó?
-
Sản phẩm đó có thể sử dụng được ở đâu?
-
Sản phẩm đó có thể sử dụng được khi nào?
Marketing Communication sẽ bao gồm những thứ như Quảng cáo, Xúc tiến bán hàng, PR, Bán hàng trực tiếp, Khuyến mại, Chăm sóc khách hàng, Tiếp thị trực tiếp, Tiếp thị tương tác,… Những thứ này chung quy lại được gọi chung với cái tên đó là Marketing Communication Mix.
Tìm hiểu marketing xanh
Marketing xanh hay còn gọi là tiếp thị xanh được xem là các hoạt động tiếp thị sản phẩm theo phương hướng thân thiện với môi trường sống nhất có thể. Và theo như Azgad hiểu được thì marketing xanh có nghĩa là các nhà máy sản xuất sản phẩm sẽ nên sử dụng các quy trình tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.
Như là nên sử dụng lại các nguồn nước đã sử dụng, sử dụng năng lượng tái tạo hoặc giảm lượng khí thải độc hại ra bên ngoài môi trường.
Hoặc marketing xanh cũng có thể đề cập tới việc sản xuất và tiếp thị hàng hóa, sản phẩm thân thiện với môi trường như việc tránh sử dụng các vật liệu độc hại, sử dụng vật liệu có thể tái chế, các sản phẩm có thể tái tạo lại, không sử nhiều bao bì,…Marketing xanh là bao gồm các hoạt động mà các doanh nghiệp, công ty sử dụng để tìm cách nâng cao tính hiệu quả hơn so với marketing truyền thống bằng cách đó là tuyên truyền đẩy mạnh các giá trị về bảo vệ môi trường, thân thiện với môi trường sống.
Như vậy thì tỷ lệ người tiêu dùng kết nối với bạn sẽ được nâng cao hơn, và giá trị thực tiễn về môi trường như thế sẽ được gắn liền với doanh nghiệp, công ty của bạn, giúp nâng cao giá trị thương hiệu lên.
Và việc mà các doanh nghiệp, công ty tham gia vào các hoạt động xanh như vậy có thể dẫn đến việc doanh nghiệp, công ty đó sản xuất được 1 dòng sản phẩm mới cho thị trường và còn cực kỳ thân thiện với môi trường.
Marketing xanh được áp dụng trong quy trình sản xuất hoặc sản phẩm của doanh nghiệp, công ty là chủ yếu. Hiện nay các doanh nghiệp và công ty thực hiện tốt việc marketing xanh đều có thể dễ dàng nhận ra được sự chú ý từ khách hàng và các nhà đầu tư nhiều hơn. Hơn thế đó thì việc thực hiện marketing xanh còn giúp cho doanh nghiệp, công ty những yếu tố như:
-
Lợi thế cạnh tranh: bạn thực hiện marketing xanh thì tất nhiên sẽ nhận được nhiều sự tiếp cận, đón nhận và thu hút nhiều khách hàng so với đối thủ ngang hàng rồi
-
Tiếp cận một thị trường mới: Các doanh nghiệp và công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận một thị trường mới hơn, và ở thị trường này thì người tiêu dùng sẽ có cảm tình nhiều hơn với doanh nghiệp, công ty của bạn. Họ sẽ chọn sản phẩm của bạn thay vì phải suy nghĩ chọn nhiều sản phẩm khác
-
Hình ảnh tích cực: Nếu bạn phát triển được marketing xanh thì khách hàng của bạn sẽ nhận thức được doanh nghiệp, công ty của bạn có nhận thức tốt vì cộng đồng. Từ đó doanh nghiệp, công ty của bạn sẽ được người tiêu dùng nhìn nhận dưới 1 con mắt tốt đẹp hơn rất nhiều
Marketing 4P là gì?
Trong một bài báo của Neil Borden vào năm 1964, lần đầu tiên khái niệm 4P xuất hiện với tên gọi là mô hình Marketing hỗn hợp (Marketing Mix).
Trong những thời kỳ đầu đó, Marketing bao gồm nhiều yếu tố như: sản phẩm, giá cả, thương hiệu, khuyến mãi,…. Sau đó vào những năm 1960s, Marketing 4P được nghiên cứu và phát triển bởi một chuyên gia Marketing nổi tiếng là E.Jerome McCarthy.
Mô hình Marketing 4P xoay quanh 4 yếu tố chính là Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (quảng cáo). Cả 4 yếu tố này đều có tác động lẫn nhau, việc sử dụng và phát triển chiến lược này hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp của bạn.Khái niệm sản phẩm: Là những hàng hóa và dịch vụ được đem vào lưu thông, trao đổi buôn bán, nhằm phục vụ và thỏa mãn nhu cầu của con người.
-
Trong Marketing sản phẩm có thể là hữu hình hoặc vô hình. Những sản phẩm hữu hình là các loại hàng hóa mà chúng ta có thể nhìn thấy và chạm được.
Sản phẩm hữu hình có hình dáng, kích thước, có thể là màu sắc,…. để khách hàng có thể nhận diện được ngay từ hình dáng bên ngoài.
Còn các sản phẩm vô bao gồm những dịch vụ mà ta không thể cân đo đong đếm qua kích thước hay khối lượng mà còn tùy thuộc vào cảm nhận riêng của từng khách hàng.
Giá cả là một yếu tố quan trọng trong Marketing 4P. Giá cả là chi phí mà khách hàng bỏ ra để có được sản phẩm của doanh nghiệp bạn, chính vì vậy chắc hẳn khi bỏ ra một số tiền người mua cũng mong muốn nhận được giá trị phù hợp với sản phẩm đó.
Và từ đấy doanh nghiệp cần định giá cho sản phẩm một cách phù hợp để đảm bảo rằng giá đưa ra không quá cao hoặc chưa tương xứng với giá trị của thương hiệu.
Để định giá được sản phẩm những người làm Marketing về mô hình Marketing 4P cần có những nghiên cứu về chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí vận chuyển, mua hàng, giá cả đối thủ cạnh tranh,…. và giá trị thương hiệu của mình mang lại. Một số chiến lược định giá mà các Marketer có thể tìm hiểu tham khảo như:
-
Chiến lược định giá sản phẩm mới (Định giá thâm nhập thị trường, định giá hớt váng),
-
Chiến lược định giá tổ hợp sản phẩm
-
Chiến lược điều chỉnh giá
-
Chiến lược định giá theo tâm lý,….
-