Nghỉ việc rất dễ, nghỉ việc chuyên nghiệp mới khó!
Chia tay với mối tình thực sự không khó bằng “chia tay” với công ty, sếp, đồng nghiệp cũ!
Ảnh: Internet
Nghỉ việc cũng cần quy trình đấy!
Bước 1: Viết đơn xin nghỉ việc theo mẫu quy định
-
Đối với hợp đồng thử việc 1 tháng là 3 ngày, 2 tháng là 7 ngày.
-
Hợp đồng có thời hạn 1 – 3 năm là 30 ngày.
-
Hợp đồng vô thời hạn là 45 ngày.
Bước 2: Xin gặp riêng quản lý của mình để chia sẻ và thông báo lý do
Bước 3: Quản lý xem xét
Bước 4: Xác nhận của phòng nhân sự
Bước 5: Duyệt cho nghỉ việc
Bước 6: Bàn giao đầy đủ và chính xác trách nhiệm công việc cho người được chỉ định; Bàn giao tài sản công ty cấp như điện thoại, máy tính, xe, nhà cửa, …(nếu có)
Bước 7: Quyết định cho nghỉ việc
Bước 8: Thanh lý các chế độ còn lại
Đặc biệt, ngày cuối cùng làm việc dành thời gian ghé qua chỗ làm việc của những cộng sự với mình để nói lời cảm ơn và chào tạm biệt.
Lý do và thời điểm vô cùng quan trọng
Khi muốn nghỉ việc bạn đừng nên đột ngột nghỉ luôn hay tìm đại một lý do để nghỉ mà không suy nghĩ đến ai. Có nhiều bạn quá áp lực hoặc gặp vấn đề bạn nghỉ việc ngay giữa thời điểm đó... Đúng người sai thời điểm rất dễ khiến chúng ta đưa những quyết định sai lầm cho bản thân.
- Vì thế, một trong những nguyên tắc nếu bạn muốn nghỉ việc là cố gắng đừng bao giờ nghỉ vào thời điểm bạn đang khó khăn trong công việc. Đó là thời điểm nhạy cảm nhất và rất dễ gây tai tiếng nhất khi nghỉ việc.
- Khi nghỉ việc, hãy đưa ra một lý do chính đáng. Hãy chọn lý do liên quan cá nhân và muốn phát triển bản thân tại những môi trường cao hơn, thử thách hơn. Lý do hợp lý sẽ giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với sếp cũng như những đồng nghiệp cũ. Nhờ vậy, bạn cũng sẽ thoải mái hơn để có một công việc mới và giữ được hình ảnh với nơi mình đã từng gắn bó.
Cẩn trọng bàn giao công việc cho người mới
Việc bàn giao công việc một cách đầy đủ và có kế hoạch giúp bạn thể hiện được sự tâm huyết với công việc trong cái nhìn của sếp và các đồng nghiệp. Cùng là giữ gìn hình ảnh của mình với những đối tác đã từng làm việc. Nên hãy cẩn trọng trong việc bàn giao đầy đủ công việc của mình người tiếp nhận để có thể thoải mái khi dứt áo ra đi bạn nhé.
-
Đừng quên lên một kế hoạch bàn giao công việc để đảm bảo công việc tiếp tục triển khai. Sau đó, hãy dần dần bàn giao và rời từng nhóm công việc một để không tạo sự quá bất ngờ khi bạn chính thức “Out - Job”.
-
Bàn giao công việc liên quan đến những mối quan hệ trong và ngoài công ty. Khi bàn giao công việc, bạn cần bàn giao lại cả những đầu mối đã từng làm việc. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của bạn trong tương lai.
Làm hết mình đến giờ phút cuối cùng
Dù bạn đang trong thời gian đợi để nghỉ việc, bạn gần như không được giao công việc mới nhưng hãy tập trung hoàn thành các công việc hiện tại đừng để mắc sai sót bạn nhé.
Vì đây chính là thời điểm bạn có thể để lại ấn tượng trong mắt sếp và đồng nghiệp cũ về lâu dài nên bạn vẫn phải chỉn chu đến những giây phút cuối cùng. Đừng bao giờ mang nặng tâm lý “chuẩn bị ra đi” và để những ấn tượng không tốt với người ở lại.