Tiết lộ những nhiệm vụ nhân viên kinh doanh phải đảm nhận
Thị phần không thay đổi trong khi số lượng nhà cung cấp ngày một tăng lên, điều này mang đến cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần ngày một khốc liệt. Và trong cuộc cạnh tranh này, vai trò của nhân viên kinh doanh luôn được chú trọng. Hiểu được xu thế này, với vai trò là nhà tư vấn nhân sự, TalentBold sẽ tổng hợp mọi yếu tố liên quan đến nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh theo tình hình thực tế mới nhất, mang đến giá trị nền tảng cao cho mọi ứng viên.
I. Nhiệm vụ nhân viên kinh doanh phải đảm nhận
Mỗi doanh nghiệp hoạt động một loại hình sản xuất kinh doanh riêng nên yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh cũng khác nhau. Mô tả công việc TalentBold chia sẻ dưới đây là những nét chung mà mọi vị trí nhân viên kinh doanh đều sẽ thực hiện
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Giới thiệu, tư vấn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp
- Thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ
- Duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng nhỏ lẻ, cũng như các đối tác lớn, tiềm năng
- Trực tiếp tham gia quá trình thực hiện đơn hàng, thông qua việc:
- Thỏa thuận hợp đồng
- Ký kết hợp đồng
- Đốc thúc thực hiện hợp đồng : giao hàng, xuất hóa đơn, nghiệm thu hàng…
- Tiếp nhận, xử lý khiếu nại của khách hàng
- Hỗ trợ phòng kế toán thu hồi công nợ
- Theo dõi giai đoạn thanh lý, hoàn tất hợp đồng khi khách hàng thanh toán xong.
- Phát hiện những nhu cầu, thị hiếu mới
- Đề xuất hướng kinh doanh triển vọng với ban lãnh đạo
- Cảnh báo sự cạnh tranh của các đối thủ trên thương trường
- Phát triển, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong lòng khách hàng…
II. Yêu cầu tuyển dụng doanh nghiệp đặt ra
1. Trình độ học vấn
Chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh tế, thương mại, marketing là phù hợp nhất với yêu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh. Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên đều có cơ hội ứng tuyển và trúng tuyển.
Thành thạo phần mềm tin học và mạng xã hội sẽ giúp nhân viên kinh doanh tìm kiếm nguồn khách hàng hiệu quả hơn.
Yếu tố ngoại ngữ chỉ bắt buộc khi nhà tuyển dụng kỳ vọng tìm kiếm nhiều khách hàng đa quốc gia.
2. Kinh nghiệm thực tế
Cấp bậc nhân viên không yêu cầu cao về kinh nghiệm. Vì thực tế, mỗi doanh nghiệp có đặc thù kinh doanh khác nhau nên đội ngũ nhân viên kinh doanh sẽ được đào tạo theo màu sắc riêng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu có một ít kinh nghiệm ( 6 tháng – 1 năm) ở vị trí tương tự hoặc cùng ngành nghề mà nhà tuyển dụng đang hoạt động thì sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh tốt cho ứng viên.
3. Kỹ năng quan trọng
Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nên những kỹ năng sau đây rất cần thiết với nhân viên kinh doanh :
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
- Kỹ năng phân tích, xử lí tình huống và ra quyết định
- Kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
- Ham học hỏi, am hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngành nghề.
- Tinh thần làm việc trách nhiệm, luôn coi khách hàng là trọng tâm
4. Yếu tố ngoại hình, độ tuổi
Dù đang có xu hướng trẻ hóa đội ngũ kinh doanh nhưng thực tế, nhân viên kinh doanh không bị bó hẹp về vấn đề độ tuổi.
Yếu tố ngoại hình cũng không đặt nặng lắm, chỉ cần dễ nhìn, gọn gàng, phong thái tự tin, hoạt bát là đã đủ chinh phục nhà tuyển dụng.
III. Câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh có đặc điểm gì?
1. Danh sách câu hỏi phỏng vấn
Bên cạnh những câu hỏi chung, những nội dung đặc thù sau sẽ được khai thác nơi ứng viên nhân viên kinh doanh:
- Theo bạn, nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận những nhiệm vụ gì? Đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất?
- Bạn đã từng kinh doanh mặt hàng nào chưa? Thành tích cao nhất bạn đạt được?
- Bạn biết gì về công ty chúng tôi và sản phẩm mà chúng tôi đang cung cấp?
- Bạn đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển của công ty và dòng sản phẩm chủ lực của chúng tôi?
- Nếu được tuyển dụng, đối tượng khách hàng chính mà bạn hướng đến là ai ?
- Bạn khai thác khách hàng tiềm năng từ những nguồn nào?
- Đây là sản phẩm A và tôi là khách hàng mới, bạn sẽ giới thiệu điều gì về sản phẩm này?
- Quy trình bán hàng mà bạn thường áp dụng là gì?
2. Lưu ý khi phỏng vấn
Dù nhà tuyển dụng sẽ đào tạo bạn sau khi trúng tuyển, nhưng họ luôn muốn nhìn thấy sự nhiệt huyết nơi ứng viên dành cho họ. Và sự nhiệt huyết đó thể hiện ở việc:
- Tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng và sản phẩm của họ
- Biết được đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
- Nghiên cứu tiềm năng phát triển của ngành…
IV. Kiến thức hỗ trợ quá trình đàm phán khi phỏng vấn
Cập nhật thông tin thị trường tuyển dụng nhân viên kinh doanh sẽ giúp ứng viên nhanh chóng đạt được hiệu quả phỏng vấn như mong đợi
1. Mức lương bình quân
Xét về mức lương cơ bản (lương cứng) thì theo tổng kết của trang Careerbuilder, nhân viên kinh doanh bình quân thu nhập khoảng 9,9 triệu đồng / tháng, trong đó, thấp nhất là 3 triệu đồng/tháng, cao nhất là 35 triệu đồng/tháng.
Nhưng ngành kinh doanh có đặc thù là bên cạnh lương cơ bản, khoản hoa hồng theo % hợp đồng luôn được áp dụng. Do vậy, người có mức lương cơ bản cao chưa chắc thu nhập trong tháng nhiều hơn người có lương cơ bản thấp.
2. Các khoản phúc lợi phổ biến
- Xét tăng lương cơ bản định kỳ mỗi năm
- Tham gia các bảo hiểm theo quy định của luật lao động (BHXH, BHYT, BHTN)
- Du lịch thường niên
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa: sinh nhật hằng tháng, tất niên, văn nghệ giao lưu…
3. Cách tính thưởng cho nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh được hưởng nhiều chính sách thưởng:
- Lương tháng 13 như khối văn phòng
- Thưởng theo tỷ lệ doanh thu mang lại cho công ty
- Thưởng thành tích cho người xuất sắc…
4. Cơ hội thăng tiến
Công việc kinh doanh rất áp lực, bù lại, cơ hội thăng tiến cũng rất cao. Yếu tố này đã góp phần thôi thúc tinh thần cống hiến làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh.
Bước đầu chưa cần thành tích quá vượt trội, chỉ cần ổn định đều đã đủ giúp bạn chinh phục vị trí quản lý nhóm hoặc trưởng bộ phận.
Nhân viên kinh doanh hưởng lương theo hiệu suất công việc, đây là đặc thù quan trọng cho thấy nhà tuyển dụng sẽ chú trọng đến khả năng ứng viên hoàn thành nhiệm vụ hơn là bằng cấp hoặc chuyên ngành đào tạo. Do vậy, những nội dung trong bài viết hôm nay của TalentBold không chỉ chia sẻ thông tin mà còn muốn nâng cao sự tự tin nơi ứng viên. Cơ hội luôn rộng mở trước mắt, và chắc chắn luôn có vị trí nhân viên kinh doanh phù hợp với bạn.
Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước.