Tổng hợp 8 cách tìm việc nhanh và hiệu quả nhất
Dưới đây là một số cách tìm việc phổ biến mà người đi làm có thể dùng để tiếp cận/kết nối với công việc / công ty mơ ước nhanh và hiệu quả nhất.
1. Các trang web việc làm
Đây là cách phổ biến mà hầu hết mọi các cty / người đi làm đều dùng. Điều quan trọng là bạn cần có bộ hồ sơ tìm việc chỉn chu (gồm CV và thư xin việc) để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Ví dụ 1 vài trang web việc làm đáng tin cậy như Vietnamworks, Career Builder, Jobstreet, ... (Anphabe cũng có job nhưng có vẻ hơi cao so với số đông). Nếu đã trên 5 năm kinh nghiệm thì nên cân nhắc thêm các trang web của các cty headhunt như Talentnet, RGF, First Alliances, Faro, ...
2. Tìm việc tại website công ty
Nhiều doanh nghiệp đăng các vị trí cần tuyển ngay trên website của công ty (dưới mục Tuyển dụng hay Cơ hội nghề nghiệp). Đây cũng là một kênh quý báu giúp bạn tìm được vị trí đang cần tuyển tại các công ty bạn mong muốn một cách nhanh chóng.
3. Nộp hồ sơ trực tiếp
Nếu bạn muốn làm việc cho một công ty nào đó, hãy gửi hồ sơ tìm việc trực tiếp cho công ty đó. Bạn nên gửi cho phòng nhân sự hay người có quyết định tuyển dụng.
Thực tế không phải lúc nào bạn cũng có thể biết chính xác người phụ trách tuyển dụng. Bạn cần sử dụng mối quan hệ của mình để tìm hiểu thông tin này. Một khi đã xác định được công ty / HR mà bạn cần gửi CV, các trang mạng xã hội (Linkedin, Anphabe và Facebook) có thể giúp bạn tìm kiếm và kết nối với họ.
4. Nhờ người thân, bè bạn giới thiệu
Nên cho bạn bè, người thân biết bạn đang tìm việc làm. Họ có thể là những người đầu tiên biết những cơ hội việc làm không được đăng công khai trên báo chí hay các kênh tuyển dụng. Theo kinh nghiệm, các ứng viên có thể được mời phỏng vấn rất nhanh sau khi biết tin về vị trí cần tuyển của doanh nghiệp.
5. Tham gia ngày hội việc làm
Đặc biệt với các bạn mới ra trường hoặc dưới 3 năm kinh nghiệm thì ngày hội việc làm là một trong những cơ hội quý báu giúp bạn gặp gỡ trực tiếp với nhiều nhà tuyển dụng.
6. Tìm việc ở khu vực / thành phố /quốc gia khác
Thật là khó khăn để bạn có thể đi đến quyết định này - tuy nhiên hãy thử suy nghĩ về nó. Tôi có người chị họ, cũng làm nghề HR, sau 1 thời gian tìm mãi mà ko có việc ưng ý tại Saigon, đã thử phỏng vấn 1 vài cty dưới Bình Dương. Cuối cùng lại tìm được cơ hội tốt tại nơi này.
Trong nhiều trường hợp, với cùng loại bằng cấp/kinh nghiệm, với chỗ này có thể khó kiếm được một công vịêc như ý, nhưng với nơi khác với nền kinh tế năng động hơn / hoặc kém phát triển hơn lại có khá nhiều cơ hội đang chờ đợi bạn. Vì vậy, nếu không có gì vướng bận khiến bạn bắt buộc phải ở lại, hãy mở rộng địa bàn tìm kiếm việc của mình.
7. Liên lạc với công ty bạn từng dự tuyển
Bạn có thể sẽ ngần ngại tiếp cận với những công ty bạn đã từng nộp hồ sơ. Nhưng trên thực tế, việc tích cực liên lạc với những chỗ đã từng nộp hồ sơ là cách cho họ thấy rằng bạn vẫn đang mong muốn làm công việc đó và chờ đợi hồi âm từ phía họ.
Thậm chí nếu bạn đã từng tham gia vòng phỏng vấn của công ty nhưng không thấy phản hồi từ họ, bạn có thể liên hệ trực tiếp để hỏi họ kết quả thế nào và vì sao họ không tuyển dụng bạn. Nếu như câu trả lời của họ là họ cần một ứng viên có nhiều kinh nghiệm hơn, bạn có thể đề xuất một vị trí nào đó phù hợp với khả năng và thuận tiện cho việc học hỏi kinh nghiệm. Một khi đã đặt được chân vào cty bạn cần rồi thì việc tiến tới vị trí bạn mong muốn sẽ vẫn dễ hơn so với người ngoài.
8. Làm việc bán thời gian / theo dự án / intership
Nếu chưa có lựa chọn tốt hơn, bạn đừng ngại làm việc bán thời gian / theo dự án (hoặc làm intern nếu bạn mới ra trường). Nếu bạn chứng tỏ được năng lực bản thân cùng với thái độ tích cực, cơ hội được làm việc chính thức khi công ty có vị trí trống là rất cao. Nếu không, ít nhất bạn cũng học hỏi được kinh nghiệm, hiểu được hoạt động của doanh nghiệp, có được những mối quan hệ nghề nghiệp và kiếm được một khoản thu nhập cho bản thân.
Tóm lại, để tối ưu hiệu quả tìm việc, nên sử dụng kết hợp 3-4 phương pháo bên trên tùy vào hoàn cảnh/điều kiện cá nhân. Và nên nhớ, muốn có được việc làm ưng ý, bạn cũng phải đầu tư thời gian và công sức tương xứng nhé.
Xem thêm: |
Pages
- Lê Khải1545797711
Theo một cuộc nghiên cứu mới nhất của các chuyên viên ở các công ty tư vấn nhân sự, phần lớn những người đi xin việc nghĩ rằng chỉ có ba cách tìm việc làm cơ bản thông qua: bản tóm tắt cá nhân (resume), quảng cáo tuyển dụng và đến các đơn vị, trung tâm dịch vụ việc làm. Thật ra, có rất nhiều cách để người xin việc chọn lựa và mỗi cách đều được xếp loại tỉ lệ % hiệu quả thành công từ thấp đến cao.
1. Sử dụng Internet để tìm thông tin về việc làm hay để gửi bản resume của bạn đến các công ty có như cầu đang rao tuyển trên phương tiện Internet. (1%)
2. Gửi bản resume tới những người sử dụng lao động một cách ngẫu nhiên. (7%)
3. Trả lời những quảng cáo tuyển dụng trong các tạp chí chuyên ngành hay ngành nghề kinh doanh thích hợp với lĩnh vực của bạn. (7%)
4. Trả lời những quảng cáo trên các báo địa phương. (5%-24% tùy theo yêu cầu về lương bổng)
5. Tới các đơn vị, trung tâm dịch vụ việc làm (5%-24% tùy theo yêu cầu về lương bổng)
6. Đến các hội chợ việc làm được tổ chức thường xuyên ở thành phố. (8%)
7. Tham dự các kỳ thi tuyển công chức. (12%)
8. Xin sự chỉ dẫn, giới thiệu... từ các thành viên trong gia đình, bạn bè, hay những chuyên gia mà bạn quen biết. (33%)
9. Đến những chủ doanh nghiệp, nhà máy... mà bạn quan tâm, không cần biết họ có còn vị trí trống hay như cần tuyển dụng hay không. (47%)
10. Sử dụng cuốn sách niên giám điện thoại Những trang vàng để xác định lĩnh vực thu hút sự quan tâm của bạn, sau đó gọi đến những chủ sử dụng lao động trong các lĩnh vực đó để xem họ có tuyển người cho công việc mà bạn có thể làm hay không. (69%)
11. Khi cùng một nhóm người đi tìm việc làm khác, bạn cũng có thể sử dụng cuốn niên giám Những trang vàng. (84%)
12. Tự kiểm tra thiết lập quan hệ: Cách cuối cùng này được các chuyên gia tư vấn nhân sự đánh giá cao nhất v́ới tỷ lệ thành công của nó, đến 86%: Tự bản thân người tìm việc hãy kiểm tra và tìm ra những kỹ năng, chuyên môn tốt nhất mà bạn có.
Kế đến thực hiện những đợt tìm kiếm thông tin về hoạt động, lãnh vực sản xuất của công ty, đơn vị mà bạn dự định xin vào làm việc, thông qua các phương tiện như báo chí, Internet. Sau hết là sử dụng những mối quan hệ cá nhân trong các công ty, doanh nghiệp với những người thực sự sẽ tuyển dụng bạn. Không nhất thiết phải là người ở bộ phận nhân sự của công ty, doanh nghiệp đó. (86%)
Những phương cách trên đây được xếp loại với tỷ lệ hiệu quả từ thấp nhất đến cao nhất. Có nghĩa là phương pháp thứ nhất với tỷ lệ phần trăm hiệu quả thấp nhất đòi ít hỏi ít nỗ lực nhất, cũng vậy phương pháp cuối cùng có tỷ lệ phần trăm hiệu quả cao nhất do nó đòi hỏi bạn phải "lăn xả" nhiều hơn.
Theo HQ management
-
hZWZmZhimW-cmpOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVlZuTnYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZhimW-cmpOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2CYa52FneDh
-
More
hZWZmZhimW-cmpOExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5GblpuIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmtraJxtVm6xtg..