Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhimHCanJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

MONDAY MOTIVATION #58 - Xử Đẹp Lời Chê Trách

Comment1 hZWZmZhil3CWk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WZnZqXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

MONDAY MOTIVATION – Let’s start a beautiful week!

Chào buổi sáng thứ hai thật nhiều niềm vui với Monday Motivation, chuỗi video giúp bạn hạnh phúc hơn trong công việc và cuộc sống

Chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chẳng ai thích bị chê trách cả. Thế nhưng làm gì có môi trường nào mà bạn không gặp những ý kiến phản đối, xung khắc trái chiều. Hãy cùng MM tìm hiểu cách “xử đẹp” những lời chê trách nha.

--------------------------------------------------------------------------------

“XỬ ĐẸP” LỜI CHÊ TRÁCH

#1. Chê bai – Hành trình tất yếu đến thành công

Nhà khoa học, triết gia nổi tiếng người Hy Lạp Aristotle từng nói rằng “Cách để tránh xa lời chê bai là bạn đừng làm gì, đừng nói gì và đừng trở thành gì cả”. Trong khi phần đông mọi người nhìn nhận lời phê bình như “bản án” đánh giá thấp năng lực, thì BẠN hãy coi đây như là tất yếu của mọi thành công. Để tôi liệt kê cho bạn một số phát minh bị chê cười nhưng đã làm thay đổi cả thế giới nhé: Bóng đèn dây tóc này, máy bay, café, máy tính cá nhân, taxi và cả vacxin phòng bệnh nữa. Còn vô số những ví dụ như thế. 

Trong khi lời khen có cánh chỉ tạo niềm vui và tự hào trong phút chốc, thậm chí có thể khiến ta bị ảo tưởng, thì lời phê bình lại là động lực thay đổi vừa đau thương nhưng cũng rất thiết thực. Chỉ có điều, cảm giác khó chịu khi bị phê bình hay thậm chí chê bai không dễ dàng qua nhanh. Bạn sẽ cần có “Hóc-môn chống sốc” khi bị phê bình

#2. “HÓC-MÔN CHỐNG SỐC” khi bị phê bình

Hãy thử nghiệm bước sau:

Thứ nhất - Yêu cầu đối phương “chê kĩ” hơn: Thay vì phản bác ngay hay đưa ra lý do giải thích, bạn hãy hỏi rõ vì sao họ nghĩ vậy và theo họ, bạn có thể làm gì để cải thiện.

Thứ 2 – Lắng nghe kỹ & lặp lại lời góp ý của họ một cách từ tốn : Điều này giúp bạn đánh giá thông tin khách quan hơn, tránh nóng giận bột phát, đồng thời giúp đối phương nghe lại chính lời góp ý của họ. Khi cảm nhận được sự tôn trọng và chuyên nghiệp từ bạn, họ cũng sẽ có những điều chỉnh phù hợp, bớt đi những phần công kích không đáng có, và nhờ thế giảm thiểu nguy cơ tổn thương mối quan hệ hai bên.

Thứ 3 - Viết bài học ra giấy: Đây là cách để bạn khắc sâu bài học kinh nghiệm và tập trung vào giải pháp thay đổi, phát triển bản thân, thay vì mải mê lẩn quẩn với cảm xúc tiêu cực.

Hy vọng là với những chia sẻ này, bạn sẽ “xử đẹp” ý là “hành xử thật đêp” với mọi lời phê bình, chê trách, bởi vì dù ý kiến đó thế nào thì nó luôn ẩn chứa những cơ hội để bạn thành công hơn

Cùng chia sẻ VDO này như một lời thách thức đối với bất kỳ lời chê nào và giới thiệu với bạn bè xung quanh về Hóc-môn chống sốc phê bình thú vị của Monday Motivation nhé. Hẹn gặp lại bạn tuần sau!

#Monday_Motivation; #Start_a_beautiful_week

#Anphabe;#Happiness_at_Work

1519614306
Comment1 hZWZmZhil3CWk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WZnZqXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Comments

  • Tan Lam's picture
    Tan Lam
    1521690529

    Bài viết hay, mang giá trị thực tiễn. Tạm xem và đơn cử bị chê trách là từ cái sai đi.

    Ở góc độ cá nhân thì việc bị chê trách còn tùy vào mục đích, hoàn cảnh cũng như năng lực, kinh nghiệm và tính cách của cả bên chê trách và bên bị chê trách.

    Tức là chê vì hoàn cảnh hay mục đích gì, chê để xây dựng hay để lên mặt, để hợp tác hay để chia rẽ.

    Và người bị chê thì có nhận ra mình bị chê là đúng để rồi nhận lấy một cách bản lĩnh và sửa chữa để đi lên.

    Quan điểm cá nhân luôn ở : Khi bị chê trách :

    1.Nếu không sai mà bị chê trách thì đánh giá mức độ, mục đích của việc bị chê trách và có tiếp xúc, tạo cách cho người chê trách thể hiện hết những gì họ muốn và rồi ta sẽ giải thích (nếu đủ kinh nghiệm, năng lực) hoặc tham khảo ý kiến người khác rồi giải thích.

    2. Nếu sai thì nên xem xét, đánh giá để xác nhận là sai, sai mức độ nào.

    Sai thì phải nhận và có nhận sai thì mới sửa chữa,

    Và có sửa chữa thì cái sai mới được khắc phục.

    Còn sai mà không nhận hay biện hộ, đối phó cho hay cho giỏi kiểu nào thì cái sai vẫn còn đó và khi đó nó chỉ xê dịch trách nhiệm (hay gọi la đỗ lỗi) mà thôi.

    Cho nếu xác định là sai thì nên nhận và sửa chữa khắc phục sớm, càng nhanh càng tốt, lắm khi lại lấy được lời khen, được sự hỗ trợ từ hành động này.

    Còn ngược lại chỉ là tạm để phơi bày những cái khác không cần, thậm chí càng lâu càng thiệt hại cho mình nhiều hơn.

    Chính vì vậy mà trong quá trình làm việc những người mới, trẻ, chưa kinh nghiệm hoặc tinh thần bị tác động bởi lý do nào đó thì cần có người kinh nghiệm tác động để người sai nhận thấy được cái sai và nhận thức việc sửa chữa, khắc phụ nó quan trọng thế nào hơn là đối phó ...


    Vấn đề là nếu nhận biết được sai và sửa thì đó là những bài học quý giá mang tính thực tiễn nhất trong cuộc sống tại nơi mình làm việc. Không ai cứ cố chê trách người đã nhận ra cái sai và sửa sai. Nếu cố thì trước sau (khi quá đà) sẽ nhận lấy sự chê trách (chỉ trích) của số đông còn lại. Hãy trung thực với chính mình khi mình sai và hãy bản lĩnh nhận nếu sai để ta sửa đổi và đi lên mới là cái mà cá nhân nên làm và người khác, cấp trên cần.
    Ý kiến trên góc độ cá nhân.
      hZWZmZhil3CWk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnpqTmYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZhil3CWk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmmXa5mFneDh
    hZWZmZhil3CWk5eExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpqalpeIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhwbZpmVm6xtg..

Pages

hZWZmZhimHCanJuExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...