AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhhlG-bm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

05 cách góp ý với đồng nghiệp đơn giản mà hiệu quả

Answer1 hZWZmZhhlG-bm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WVlpmWiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Thanh Tran's picture
1469676831

Trong quá trình làm việc hẳn sẽ có những lúc đồng nghiệp nói hoặc có những hành động khiến bạn khó chịu. Việc bạn cần làm là phải đưa ra ý kiến của mình và góp ý sao cho hợp tình hợp lý nhất mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt với mọi người.

Nhưng để góp ý cho người khác hiểu và “tâm phục khẩu phục” thì bạn cần phải thật khéo léo và phải cho họ thấy được sự chân thành.

gop y.jpg

Dưới đây là 5 cách giúp bạn góp ý với động nghiệp hiệu quả nhất:

1. Nói chuyện riêng với đồng nghiệp

Việc góp ý với một ai đó thường mang cảm giác hơi căng thẳng, người được góp ý có tâm trạng không được vui vẻ cho lắm. Do đó, trong không khí không mấy tốt đẹp như vậy thì cách tốt nhất bạn nên làm là nói chuyện riêng với họ, tránh để người khác thấy cuộc nói chuyện của hai người.

Ngoài ra, góp ý riêng với đồng nghiệp, nghe họ trình bày những khó khăn hoặc những khúc mắc của bản thân trong quá trình làm việc hoặc mối quan hệ với các đồng nghiệp khác cũng giúp bạn hiểu họ hơn.

2. Trình bày ngắn gọn, xúc tích

Khi có chuyện khó nói chúng ta thường nói vòng vo và không đưa ra mục đích chính của cuộc nói chuyện. Đó là một cách nói giảm nói tránh hiệu quả, nhưng khi góp ý với người khác, bạn nên nói rõ ràng để họ có thể hiểu một cách nhanh chóng và đúng với những gì họ nói. Nếu dùng cách nói vòng vo thì rất dễ khiến góp ý của bạn đi đến một hướng khác vì người nghe không hiểu là bạn đang muốn nói gì. Do đó, hãy trình bày một cách ngắn gọn nhất có thể mà vẫn khéo léo và mềm mỏng nhất có thể để họ không bị tổn thương trước những lời nói của bạn.

gop y1.jpg

3. Dành thời gian để họ chia sẻ

Khi hai bên cùng nhau chia sẻ ý kiến với nhau thì tốt nhất bạn nên dành thời gian cho họ có thể nêu lên ý kiến của mình, để thấy được họ đang nghĩ gì về điều mình vừa góp ý và cũng là để hai bên cùng hiểu nhau hơn.

Khi cho họ cơ hội được chia sẻ quan điểm cũng chính là cách bạn đang giúp mình trở thành người hiểu lý lẽ và biết cư xử trong mắt người khác.

4. “Lựa lời mà nói”

Hẳn là khi góp ý với ai đó, câu nói/từ ngữ của bạn sẽ được truyền tải đến họ. Do đó, nếu bạn dùng những từ chung chung sẽ khiến họ không hiểu ý của bạn là gì, còn nếu bạn dùng những từ quá gay gắt hoặc có tính miệt thị họ thì sẽ dễ gây nên hiểu lầm không đáng có.

Thế nên, trước khi góp ý với bất kỳ ai thì bạn nên “uốn lưỡi” trước khi nói, đọc lại nhiều lần khi viết để tránh gây ra những rắc rối không đáng có.

5. Góp ý gián tiếp

Đây là sự lựa chọn cuối cùng nếu bạn không thể dùng những cách nói chuyện trực tiếp ở trên. Việc góp ý gián tiếp, qua mail, gửi thư hay tin nhắn nghe có vẻ đơn giản và dễ dàng hơn vì bạn không phải gặp mặt họ trực tiếp. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ thì đó không hề đơn giản một chút nào. Bạn phải có cách diễn đạt gãy gọn nhất, câu từ dễ hiểu, làm rõ vấn đề nhưng phải thật khéo léo và tinh tế để tránh việc bạn nói một điều mà người khác hiểu một nẻo.

Góp ý với đồng nghiệp là một việc không dễ nhưng với 05 cách góp ý với đồng nghiệp ở trên cùng với sự khéo léo của bạn sẽ giúp cho môi trường làm việc trở nên tốt hơn và chuyên nghiệp hơn về sau.

Tổng hợp

Answer1 hZWZmZhhlG-bm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WVlpmWiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

  • Nguyen Hong Minh's picture

    Bài viết này đã thiếu đi một cái gì đó. Nếu bạn áp dụng tôi nghĩ chưa thể thành công mà còn nhiều % bị đổ vỡ. Trước tiên theo tôi thì các bạn cần nghiên cứu nguyên nhân gốc của vấn đề là gì, xuất phát từ bản thân mình và cả đồng nghiệp và công việc. Trong các chuỗi nguyên nhân gốc đó thì đâu là nguyên nhân yếu nhất, đâu là huyệt đạo của vấn đề, sau khi tìm ra thì chỉ còn chờ đợi thời cơ. Thời điểm tác động vào rất quan trọng. 

    Xin chia sẻ bằng chính công việc của mình. Công việc của tôi bao gồm cả việc tác động tới lãnh đạo. Việc tác động tới lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức thì càng khó hơn. Cấp càng cao thì việc tác động và nhắc nhở càng khó. Khuyên vua xưa kia không phải là dễ ràng gì. Nhưng khi tôi làm về hệ thống và quan tâm tới rủi ro cho cả tổ chức thì công việc ấy tôi phải làm. Quan trọng là cách làm như thế nào. Ví dụ 1: để truyền tải nguyện vọng của công nhân được đi nước ngoài, tăng kiến thức, tăng trải nghiệm, tăng tinh thần ... thì tôi đã dự thi cuộc thi viết về tổ chức trong đó có bài Ước mơ không thực hiện được, nhắc về việc các đồng nghiệp nói ra ý trên và tôi hứa sẽ truyền đạt lên trên, đó là ước mơ của tôi và tôi không thực hiện được. Tôi được giải đặc biệt và vài năm sau gặp lại những đồng nghiệp thì tôi biết họ đã được đi Châu Á, Châu Âu....và chính bài viết được giải ấy là cách tôi truyền đạt và tác động lên cấp cao nhất.

    Ví dụ 2: Tôi quên nội dung rồi nhưng đại khái thế này. Vấn đề đã rõ thì tôi giữ lại và tìm thời cơ để trao đổi với lãnh đạo cấp cao nhất. Vấn đề được tôi nói ra trong tình huống này. Trên bàn ăn ai cũng đã say, đã biêng...lúc ấy tôi mới vỗ mặt bàn mà nói rằng tại sao KPI người chết các anh lại đặt là 10, tại sao không là 2. Các anh làm thế là thế nào? Tính mạng con người lại được các anh định đoạt không phải bằng sự cố gắng của hệ thống và tổ chức sao? Nếu là 2 thì nguồn lực và cố gắng là 10 còn nếu là 10 thì nguồn lực và cố gắng chỉ là 2. Các anh chọn đi.  Vậy thôi và đương nhiên cấp lãnh đạo to nhất sẽ nghe được và đương nhiên sẽ vỡ ra và tôi sẽ thực hiện được mục tiêu tác động của mình.

    Qauy lại với vấn đề của đồng nghiệp thì nhất quyết phải tìm ra điểm yết hầu nào đó rồi tìm phương pháp truyền đạt tới người ta một cách hiệu quả nhất. Tôi thường nói là tôi không có giá trị nào hết nhưng trong tay tôi có cái gậy, tôi đập bên này bên kia để rắn chạy đi không cắn người thế thôi. Chia sẻ vậy hơi sợ sợ quá mong các bạn bỏ qua. Nhưng áp dụng những cách trên không phải là hiệu quả!

      hZWZmZhhlG-bm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVl5uUlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZhhlG-bm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2KYbJSFneDh
    hZWZmZhhlG-bm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5Obl5KIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhsaJdmVm6xtg..

Pages

hZWZmZhhlG-bm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...