Giải mã 6 xu hướng dịch chuyển 'một đi khó trở lại' của nhân sự Việt Nam trong một thập kỷ qua (P2)
Thị trường lao động Việt Nam một thập kỷ qua đã có vô vàn biến động. Bên cạnh những yếu tố “bất biến” như nhu cầu về thu nhập ổn định, môi trường làm việc,… sự xuất hiện của nhiều “nút dịch chuyển” mới đầy táo bạo đã làm thay đổi cách thức hoạt động kinh doanh và góp phần hình thành nhiều xu hướng nhân sự mới.
4. "Zombie công sở" trở lại
Giữ chân nhân tài đã khó, nhưng những người ở lại lại trở thành “zombie công sở” là điều không một doanh nghiệp nào mong muốn. Tình trạng "zombie công sở" xảy ra khi nhân sự đi làm mà không nỗ lực, không thấy gắn kết.
Theo báo cáo của Anphabe năm 2024, 5% nhân sự cảm thấy rất không gắn kết với doanh nghiệp và 40% cảm thấy thờ ơ. Thực trạng này đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp và xây dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết, hòa nhập.
Thách thức đặt ra đó là làm thế nào để tạo ra những “điểm chạm” quan trọng, tăng gắn kết với nhân viên từ giai đoạn ứng tuyển, cho tới hòa nhập thông qua các hoạt động chào đón, hướng dẫn và gắn kết thông qua các chế độ phúc lợi rõ ràng, thường xuyên có các trao đổi hai chiều về phúc lợi cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe và tinh thần thiết thực, phù hợp.
(Báo cáo chuyên sâu của Anphabe: Xu hướng nhân tài Việt Nam - 10 năm nhìn lại)
5. Thích ổn định nhưng cũng muốn làm việc tự do
Khoảng 3 năm trở lại đây, nền kinh tế làm việc tự do (Gig worker) đang trở nên phổ biến hơn khi càng ngày càng nhiều người lao động có nhiều hơn 1 công việc. Sự “ổn định” được tái định nghĩa, không còn mang ý nghĩa bảo đảm công việc như thời điểm trước đại dịch Covid – 19 mà hiện tại “ổn định” nghĩa là sẽ có thêm yếu tố về thu nhập. Khi công ty hoặc công việc bị ảnh hưởng thì người đi làm vẫn có thể duy trì nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống.
Nhu cầu này cũng góp phần khiến cho các công việc bán thời gian ngày càng được ưa chuộng và cân nhắc lựa chọn để có thêm sự “bảo đảm” trong các giai đoạn biến động.
(Báo cáo chuyên sâu của Anphabe: Xu hướng nhân tài Việt Nam - 10 năm nhìn lại)
6. Kỷ nguyên 4.0: Ai cũng phải "nâng tầm năng lực"
Thị trường biến đổi không ngừng đòi hỏi người đi làm phải nâng tầm năng lực của mình nếu không muốn bị đào thải. Các kỹ năng để thích nghi với tình hình thị trường luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu.
Trong khi vị trí nhân viên quan tâm đến việc thích nghi nhanh với hoàn cảnh thì quản lý lại mong muốn có năng lực nhìn ra vấn đề và cơ hội trước những biến động diễn ra. Số liệu của Anphabe năm 2022 chỉ ra có 22% nhân sự mong muốn lãnh đạo thay đổi kỹ năng quản trị và 58% mong muốn quản lý của mình sẽ có năng lực hiểu thị trường, nắm bắt nhanh cơ hội kinh doanh.
(Báo cáo chuyên sâu của Anphabe: Xu hướng nhân tài Việt Nam - 10 năm nhìn lại)
Kết luận
Trước những biến đổi không ngừng của thị trường trong một thập kỷ qua, dù nhiều xu hướng mới được tái định nghĩa hoặc lần đầu tiên xuất hiện, nhưng ở giai đoạn nào kỳ vọng của người lao động về một môi trường hạnh phúc, ổn định và phát triển cũng được đề cao.
Để có cái nhìn tổng quan và đa chiều về thị trường lao động Việt Nam trong một thập kỷ qua, mời độc giả tham khảo Báo cáo Xu hướng nhân tài Việt Nam - 10 Năm Nhìn Lại của Anphabe. Báo cáo tái hiện một cách chi tiết “quá trình trưởng thành" mạnh mẽ của thị trường lao động Việt Nam trong một thập kỷ đầy thách thức.
👉TẢI NGAY: LINK