7 cách tức giận đang hủy hoại sức khỏe của bạn
Đôi lúc, sự giận dữ sẽ tốt cho bạn, nếu nó được giải quyết nhanh chóng và thể hiện ra một cách lành mạnh. Trên thực tế, tức giận có thể giúp một số người suy nghĩ thực tế hơn. Tuy nhiên, những cơn giận dữ không lành mạnh - khi bạn giữ nó trong lòng một thời gian dài, nuốt giận vào trong hoặc xả nó ra - có thể tàn phá cơ thể bạn. Nếu bạn dễ nóng nảy, dưới đây là 7 lý do quan trọng để bạn giữ bình tĩnh.
1.Một cơn tức giận bộc phát có thể đặt trái tim của bạn vào tình trạng nguy hiểm
Tác hại lớn nhất về thể chất khi một người tức giận là hệ tim mạch sẽ bị ảnh hưởng. Chris Aiken, một giảng viên về tâm thần học lâm sàng tại Đại học Y khoa Wake Forest và giám đốc Trung tâm “Mood Treatment Center” ở Winston-Salem, cho biết: “Trong hai giờ sau khi cơn tức giận bộc phát, nguy cơ bị đau tim tăng gấp đôi
Tiến sĩ Aiken nói: “Sự tức giận bị kìm nén (khi bạn thể hiện ra một cách gián tiếp hoặc cố gắng kiểm soát nó trong một thời gian dài) có liên quan đến bệnh tim. TRên thực tế, một nghiên cứu chỉ ra rằng những người dễ nổi giận như một đặc điểm tính cách có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp đôi so với những người ít giận dữ hơn họ
Để bảo vệ trái tim, hãy xác định và giải quyết các cảm xúc trước khi bạn trở nên mất kiểm soát. Aiken nói: “Sự tức giận không dẫn đến bệnh tim khi đó là kiểu tức giận mang tính xây dựng - kiểu mà bạn nói thẳng với người mình giận và giải quyết nỗi thất vọng bằng cách giải quyết vấn đề đó đi.” điều này là một cảm xúc rất bình thường và lành mạnh.
2. Tức giận làm tăng nguy cơ đột quỵ
Nếu bạn dễ bị đã kích, hãy cẩn trọng. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột quỵ do cục máu đông lên não hoặc chảy máu não trong 2 giờ sau một cơn tức giận sẽ cao hơn gấp 3 lần bình thường. Đối với chứng phình động mạch ở một trong các động mạch não, nguy cơ vỡ túi phình này cao hơn gấp 6 lần sau một cơn tức giận bùng nổ.
Một vài tin tốt là bạn có thể học cách kiểm soát những lần bùng nổ giận dữ đó.
Mary Fristad - Giáo sư, tiến sĩ tâm thần và tâm lý học tại đại học Ohio cho biết. Để chuyển sang cách đối phó tích cực, đầu tiên bạn phải xác định những yếu tố gây nên sự giận dữ và sau đó dần thay đổi cách phản ứng của bạn. Thay vì để mình bị mất kiểm soát, hãy hít thở sâu. Sử dụng những kỹ năng giao tiếp quyết đoán. Bạn cũng có thể cần phải thay đổi môi trường một chút bằng cách đứng dậy và đi lại.
3. Giận dữ làm suy yếu hệ thống miễn dịch
Nếu bạn luôn nổi điên lên, bạn có thể sẽ thấy mình hay ốm hơn. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng ở những người khỏe mạnh, chỉ cần nhớ lại trải nghiệm tức giận trong quá khứ của họ đã khiến mức độ immunoglobulin A, tuyến phòng thủ đầu tiên của tế bào chống lại nhiễm trùng giảm trong sáu giờ.
Thông tin liên quan: 4 cách để buông bỏ sự tức giận
Nếu bạn là người hay tức giận, hãy bảo vệ hệ thống miễn dịch của mình bằng cách áp dụng một số chiến lược đối phó hiệu quả. Fristad nói: “giao tiếp quyết đoán, giải quyết vấn đề hiệu quả, sử dụng sự hài hước hoặc sắp xếp lại suy nghĩ để thoát khỏi kiểu suy nghĩ quá rạch ròi, có tất cả hoặc không gì hết. đây là những cách tốt để đối phó. Nhưng bạn phải bắt đầu thật bình tĩnh.
4. Tức giận có thể làm cho nỗi lo lắng của bạn tồi tệ hơn.
Nếu bạn là người hay cảm thấy lo lắng, một điều quan trọng cần lưu ý là lo lắng và tức giận có thể song hành với nhau. Trong một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Cognitive Behavior Therapy (Liệu pháp Nhận thức hành vi), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự tức giận có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn lo âu tổng quát (GAD),một tình trạng đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức và không thể kiểm soát, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của một người. Không chỉ những người gặp rối loạn lo âu tổng quát mới được ghi nhận là có mức độ giận dữ cao hơn mà hành vi hung tính, đặc biệt là sự tức giận nội tâm không được bộc lộ góp phần lớn làm nghiêm trọng các triệu chứng của GAD
6. Giận dữ cũng có liên quan đến trầm cảm
Nhiều nghiên cứu đã liên kết chứng trầm cảm với sự hung hăng và tức giận bộc phát đặc biệt là ở nam giới. Aiken nói: “Trong trầm cảm, gây hấn thụ động (bạn suy nghĩ về nó mà không bao giờ hành động) là phổ biến”. Lời khuyên số 1 của ông dành cho những người đang chống chọi với chứng trầm cảm xen lẫn tức giận là hãy để bản thân bận rộn và đừng suy nghĩ quá nhiều.
Ông nói: “Bất kỳ hoạt động nào khiến bạn bị thu hút hoàn toàn cũng là cách tốt cho việc điều trị sự tức giận, ví dụ như chơi gôn, xỏ kim, đi xe đạp. Những điều này có xu hướng lấp đầy tâm trí của chúng ta hoàn toàn và kéo sự tập trung của ta về thời điểm hiện tại, sẽ không còn chỗ cho sự tức giận khi bạn đã làm những điều đó.”
6. sự hung hăng có thể làm tổn thương phổi của bạn
Không phải thuốc lá, Bạn vẫn có thể bị tổn thương phổi nếu bạn là người thường xuyên tức giận, chống đối. Một nhóm các nhà khoa học của Đại học Harvard đã nghiên cứu 670 người đàn ông trong 8 năm bằng cách sử dụng phương pháp tính điểm theo thang đo mức độ chống đối để đo mức độ tức giận và đánh giá bất kỳ thay đổi nào trong chức năng phổi của nam giới. Những người đàn ông có xếp hạng chống đối cao nhất có dung tích phổi kém hơn đáng kể, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng sự gia tăng hormone căng thẳng, có liên quan đến cảm giác tức giận, dẫn đến viêm đường hô hấp.
7. Giận dữ có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn
Có thực sự là những người hạnh phúc sống lâu hơn? “Căng thẳng có mối liên hệ rất chặt chẽ với sức khỏe nói chung. Fristad nói: Nếu bạn căng thẳng và tức giận, bạn sẽ rút ngắn tuổi thọ của mình. Một nghiên cứu của Đại học Michigan được thực hiện trong khoảng thời gian 17 năm cho thấy rằng những cặp vợ chồng kìm nén sự tức giận của họ có tuổi thọ ngắn hơn những người sẵn sàng nói khi họ bắt đầu nổi điên.
Nếu bạn không phải là người có thể thoải mái thể hiện những cảm xúc tiêu cực, thì hãy làm việc với chuyên gia trị liệu hoặc tự luyện tập để thể hiện nhiều hơn. Fristad nói: “Học cách thể hiện sự tức giận theo một cách thích hợp sẽ là một cách tận dụng sự tức giận. Nếu ai đó xâm phạm các quyền của bạn, bạn cần nói với họ. Hãy trực tiếp nói cho mọi người biết bạn đang tức giận về điều gì và bạn cần gì.
Những điều dưới đây có thể giúp ích
Phát triển những kĩ năng của bạn. Từ căng thẳng đến lo lắng, trí nhớ đến khả năng phục hồi, có những cách đã được khoa học chứng minh có thể giúp bạn trong những lĩnh vực mà bạn cần hỗ trợ.
Chúng ta có thể củng cố mạng lưới an toàn và khen thưởng bằng cách tập trung vào ngôn ngữ tích cực.