7 cách viết CV cho công việc HR
Người làm HR có thể đã thấy hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hồ sơ xin việc từ những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa việc viết CV cho chính mình là dễ dàng. Bản thân một HR có điều gì nổi bật và độc đáo hơn so với các ứng viên khác? Người phỏng vấn sẽ nhớ điều gì về mình? Và với một nhân viên mới thì điều gì sẽ mang dấu ấn quyết định?
Vốn dĩ không có một công thức nào để tạo nên một bản resume hoàn hảo, nhưng sẽ có một vài điểm cần lưu ý trong việc viết, phân bố và thiết kế để thể hiện toàn bộ tài năng, thành tựu và cả giá trị của một ứng cử viên tiềm năng.
1. Sử dụng một tiêu đề mang dấu ấn
Dòng tiêu đề của bạn sẽ là phiên bản hiện đại thay thế cho những thứ như “Bản tóm tắt công việc” hay “Hồ sơ nghề nghiệp” thường hay xuất hiện trên những bản resume xưa cũ. Sau khi viết xong dòng tiêu đề, hãy thêm một vài dòng phía sau đó để mô tả rõ hơn những hiểu biết của bạn. Bạn có chuyên môn liên quan đến mảng ngành nghề nào? Còn các bằng chứng nhận? Hay một trải nghiệm tuyển dụng đặc biệt nào đó? Hãy đảm bảo rằng bạn đã nhấn mạnh không chỉ là những thứ đã làm trong quá khứ mà còn là những điều bạn muốn trong tương lai.
2. Chia sẻ thông tin về những nơi bạn từng làm việc
Hãy giúp những người lọc hồ sơ hiểu sâu và rộng hơn về kinh nghiệm của bạn bằng việc cung cấp các thông tin về chỗ làm cũ. Bạn có thể nêu ra số lượng nhân viên mà một HR như bạn phải quản lý, số văn phòng, tổng doanh thu hàng năm, sự đặc thù trong ngành nghề, hay những thông tin cần thiết khác để người lọc hồ sơ có cái nhìn khách quan về bạn.
Và cũng như việc viết tiêu đề, hãy làm mọi thứ có chiến lược. Nếu bạn từng làm duy nhất tại một công ty cổ phần khổng lồ và giờ lại muốn đầu quân vào một doanh nghiệp tư nhân nhỏ, có thể quy mô công ty cũ sẽ làm chỗ làm mới choáng ngợp. Hãy hình dung về mục tiêu của bạn và thêm thắt những thông tin phù hợp với nơi mà bạn sẽ muốn gắn bó về sau.
Thiếu những thành quả, hồ sơ của bạn cũng chẳng có gì hay ho hơn những đối thủ cạnh tranh ngoài kia. Các giám đốc tuyển dụng sẽ muốn biết bạn đã đóng góp được gì cho công ty cũ, bạn đã tạo nên bao nhiêu khác biệt, hay có bao nhiêu kết quả đo đếm được. Thường khi mà bạn tự vấn bản thân về các vấn đề đã từng giải quyết – không dùng lại ở việc đã làm mà còn cả sự quan trọng của nó đối với doanh nghiệp – rất có thể bạn sẽ rút ra được những con số đầy thuyết phục.
4. Nhấn mạnh những từ khóa về HR
Hơn ai hết bạn hiểu tầm quan trọng của từ khóa đối với quá trình lọc hồ sơ của cả máy móc và con người. Nếu như bạn không đưa vào đủ những điểm quan trọng, hồ sơ của bạn hoàn toàn có thể bị đánh giá không đủ chất lượng và bị bỏ qua.
Hãy cố gắng tìm kiếm cơ hội để nhét các từ khóa vào bản resume của bạn. Đó có thể là “Giá trị Cốt lõi” hoặc “Mô tả Kỹ năng Chuyên môn” ở phần đầu, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Bạn cần đảm bảo những từ khóa ăn khớp với tất cả các phần của hồ sơ xin việc.
Người lọc hồ sơ sẽ ngay lập tức tiếp nhận các điểm liên quan tới chuyên môn từ việc lướt từ khóa và đem bạn đến chiến thắng gần hơn.
5. Chuẩn bị hồ sơ xin việc cho hệ thống xử lý hồ sơ tuyển dụng (ATS)
Một lợi thế lớn khi có có chuyên môn trong lĩnh vực HR đó là có nhiều cơ hội hơn để hiểu về hệ thống xử lý hồ sơ tuyển dụng để hiểu về cách vận hành của những cỗ máy lọc từ khóa resume. Tối ưu và tăng số lượng keyword là một trong những cách hiệu quả nhất.
6. Chia sẻ những điều khiến bạn trở nên đặc biệt
Có rất nhiều những thứ khác mà bạn có thể – và nên – thêm vào hồ sơ xin việc của mình nếu như nó liên quan tới công việc HR. Những điều đó có thể giúp gia tăng giá trị, sự khác biệt và chất lượng hồ sơ của bạn.
Ví dụ như bằng cấp chuyên môn; các hội đoàn chuyên ngành, những giấy tờ liên quan tới bổ nhiệm và lãnh đạo; các bài diễn thuyết và nói chuyện trước cộng đồng tuyển dụng; hay các ấn phẩm đã được xuất bản; kinh nghiệm sử dụng phần mềm quản lý nhân sự hoặc lưu trữ dữ liệu bằng hệ thống web-base, Cloud…
7. Viết một cách chặt chẽ, gọn gàng và rõ nghĩa
Rõ ràng, mạch lạc và súc tích và dấu hiệu bảo chứng cho một hồ sơ xin việc hiện đại và tiềm năng. Nếu bạn có thể tập trung những thứ thực sự quan trọng, đưa ra các tình huống thực sự độc đáo về bạn và công việc đã từng trải qua, thêm đó là thiết kế một bản resume sắc sảo và đặc biệt, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để được chú ý, nhận phỏng vấn, và dĩ nhiên, nhận lấy công việc bạn thực sự mong muốn.
Sưu tầm bởi EMSC – Giải pháp phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả
Pages
- Tan Lam1589862416
Cám ơn chia sẻ.
Tuy nhiên, theo cá nhân thì HR bị mắc cái khóa thứ 7 nặng nhất.
Thân.
-
hZWZmZhgk26ZlpiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVlp2al4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZhgk26ZlpiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2GacpeFneDh
-
More
hZWZmZhgk26ZlpiExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5KdnZWIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhwbZpmVm6xtg..