AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhilG6UmZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

8 lợi ích lớn từ việc dậy sớm

Answer1 hZWZmZhilG6UmZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eUlpuSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Mỹ Ngọc's picture
1597733418

Những người dậy sớm "đáng sợ" hơn nhiều so với những người thức khuya: Dậy sớm tốt cho sức khoẻ, tài sản và trí tuệ của bạn!

Thức đêm thực sự không hề tốt một chút nào, mà dù có thì cũng chỉ là bớt được tiền ăn sáng, nhưng lại phải trả giá đắt cho sức khỏe. Trái lại, dậy sớm biến đổi đời bạn một cách phi thưng!

Những người dậy sớm

Xung quanh bạn có những người như thế này không?

Họ cho rằng ban ngày chỉ thích hợp để làm việc, còn ban đêm mới là thời gian để bắt đầu cuộc sống. Dù buồn ngủ, cũng cố chơi điện thoại đến 3, 4 giờ sáng, rồi ngủ đến trưa mới dậy. Ngày nào ngủ ngày cày đêm giống như con dơi.

Chắc chắn là có những người như vậy. Không chừng bạn đã khuyên bảo rất nhiều lần nhưng họ không nghe. Họ không hề biết rằng, thức đêm sẽ gây tổn hại lớn như thế nào đến sức khỏe.

Đừng thức đêm nữa, thực sự sẽ chết đấy

Điều kiện sống ngày càng tốt, những người thức khuya ngày càng nhiều. Nhưng dù bạn thức khuya với bất kỳ nguyên nhân nào, cũng đều không có lợi cho sức khỏe. Thức khuya càng lâu, tổn thương càng lớn.

Theo điều tra của hiệp hội y học giấc ngủ cho thấy: có hơn 70% người trẻ có thói quen thức khuya, 90% người trẻ đột tử, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim đều có liên quan đến thức khuya.

Khi áp lực cuộc sống tăng cao, tần suất thức đêm cũng nhiều lên. Kết quả báo cáo điều tra này đáng để chúng ta phải cảnh giác.

Giống như những gì mà tác gia Phùng Đường từng nói: "Sức khỏe là ông trời cho không chúng ta, nhưng không phải để cho chúng ta lãng phí một cách vô ích".

Năm 2018, tạp chí "Giờ sinh học quốc tế" đăng tải một bài viết với nhan đề "Mối quan hệ giữa thời gian nghỉ ngơi, tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ tử vong trong ngân hàng sinh học Anh".

Bài viết này bắt nguồn từ việc nghiên cứu hơn 500 nghìn mẫu sinh phẩm có trong ngân hàng sinh học Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người ngủ ngày cày đêm có nguy cơ tử vong cao hơn 10% so với những người ngủ sớm dậy sớm.

Thức đêm là một kiểu giả vờ chăm chỉ, trông có vẻ như thời gian của mỗi ngày nhiều lên, nhưng thực tế là đang đốt cháy thời gian của ngày hôm sau, ngày hôm sau lại sẽ đốt cháy thời gian của ngày hôm sau nữa.

Thức đêm thực sự không hề tốt một chút nào, mà dù có thì cũng chỉ là bớt được tiền cơm sáng, nhưng lại phải trả giá đắt cho sức khỏe.

Những người dậy sớm "đáng sợ" hơn nhiều so với những người thức đêm

Có học giả nước ngoài từng dành ra 5 năm thời gian để nghiên cứu thói quen thường ngày của 177 người thành công khởi nghiệp từ hai bàn thay trắng, kết quả thu được đó là: 99% những người thành công đều có thói quen dậy sớm.

Bill Gates thức dậy vào 3 giờ sáng mỗi ngày, dậy sớm trở thành thói quen như cơm bữa của ông.

Lý Gia Thành, 80 tuổi những vẫn duy trì thói quen dậy sớm. Dù tối hôm trước ngủ muộn như thế nào, nhưng vẫn thức dậy vào đúng 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Tác gia người Nhật Murakami Haruki cũng vậy, hàng chục năm trời như một, ông luôn kiên trì thức dậy vào 4 giờ sáng để sáng tác mà không bao giờ phải sử dụng tới chuông báo thức.

Những người kiểm soát được buổi sáng sẽ kiểm soát được cuộc đời. Một người đến dậy sớm còn không làm được, thì còn hy vọng gì đến những việc khác cao xa hơn.

Cổ nhân có câu "Đời người bắt đầu từ mùa xuân, một ngày bắt đầu từ buổi sáng", nếu không nắm bắt được buổi sáng thì sao thâu tóm được cả ngày.

Những người dậy sớm họ thực sự mạnh hơn, đáng sợ hơn rất nhiều so với những người thức đêm. Bởi những người dậy sớm họ càng tự giác hơn, tích cực hơn.

8 lợi ích lớn từ việc dậy sớm

Aristoteles từng nói: "Thức dậy trước khi trời sáng là một thói quen tốt, nó tốt cho sức khỏe, tài sản và trí tuệ của bạn". Không thức khuya, chăm dậy sớm, có rất nhiều lợi ích, trong đó có 8 lợi ích lớn sau:

1, Có nhiều thời gian hơn

Những người ngủ dậy sớm, có nhiều hơn những người ngủ dậy muộn vài tiếng mỗi ngày.

Không tích từng bước làm sao đi được nghìn dặm, nước chảy mãi thì đá sẽ mòn. Mỗi ngày vài tiếng chính là con đường tắt hữu hiệu nhất để bạn bứt phá vươn lên và bỏ xa những người cùng tuổi.

2, Trạng thái tinh thần tốt hơn

Những người kiên trì dậy sớm, có trạng thái tinh thần ổn định hơn, trí nhớ tốt hơn, đầu óc tỉnh táo hơn. Dù làm gì cũng đều hiệu quả hơn nhiều so với những người thức khuya.

3, Khỏe mạnh hơn

Từ cổ chí kim, con người chúng ta làm việc lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi lúc mặt trời lặn, sống theo quy luật tự nhiên.

Đồng hồ sinh học trong cơ thể sớm đã quen với việc như vậy. Nếu thức khuya, ngủ nghỉ không quy luật, khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn, cơ thể rất dễ sinh bệnh.

Kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy, thức khuya sẽ dễ gây đột tử, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim. Bởi vậy kiên trì ngủ sớm dậy sớm là cách để giảm thiểu những nguy cơ rủi ro trên.

4, Cảm xúc ổn định hơn

Những người thường xuyên thức khuya thường hay hồi hộp, lo âu, hỉ nộ vô thường. Ngược lại, những người kiên trì dậy sớm, ngủ nghỉ đúng quy luật, tâm thái thường tích cực, cảm xúc càng ổn định hài hòa hơn.

5, Sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn

Thức khuya sẽ khiến huyết áp, hàm lượng cholesterol tăng cao, tạo áp lực cho cơ thể. Đồng thời cũng tăng thêm những rủi ro nhất định về khả năng nhiễm bệnh và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khác.

Do vậy, tuyệt đối không thức khuya. Ngủ sớm, dậy sớm, duy trì huyết áp ở mức độ bình thường, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể mới là phương pháp dưỡng sinh tốt nhất.

6, Trẻ hơn những người cùng tuổi

Những người không thức khuya, kiên trì ngủ sớm dậy sớm không có cuồng mắt, da dẻ đẹp hơn những người thức khuya. Lâu dần, sẽ tạo khoảng cách nhất định về nhan sắc so với những người cùng tuổi.

Không mong trường sinh bất lão, chỉ mong trẻ hơn những người cùng tuổi.

7, Đáng tin hơn

Dậy sớm đáng sợ hơn thức khuya. Thức khuya đôi khi cũng phải nhẫn nại nhưng lại là hành vi thiếu trách nhiệm với sức khỏe bản thân. Còn dậy sớm là tự giác, đồng thời cũng là biểu hiện của sự quý trọng sức khỏe.

Những người quý trọng sức khỏe, kiên trì dậy sớm mỗi ngày sẽ khiến người khác cảm thấy đáng tin hơn. Tin cậy chính là thương hiệu, danh tiếng tốt nhất của mỗi người.

8, Có thời gian thưởng thức bữa sáng

"Dân dĩ thực vi thiên", dân coi cái ăn quan trọng hơn mọi thứ. Tia nắng đầu tiên của mỗi buổi sáng hàng ngày chính là một bữa sáng ngon miệng.

Những người dậy sớm, đều có thời gian để thưởng thức bữa sáng mỗi ngày. Dù đơn giản chỉ là một mẩu bánh mỳ, một cốc sữa đậu, nhưng vẫn là một sự hưởng thụ điềm nhiên và khoan khoái.

Trong lúc mọi người đang ngủ, một mình ta tỉnh, thì bữa sáng đó càng ngon, càng có ý nghĩa hơn.

Nếu sống đến 100 tuổi, tổng cộng sẽ có 876,000 giờ đồng hồ. Thay vì phung phí trong mộng mị, chi bằng dậy sớm một chút, để hưởng thụ nhiều hơn. Sống quy luật, điều độ mới là tôn trọng thời gian.

Mong rằng, ai cũng có thể dậy sớm để tận hưởng tia nắng đầu tiên của buổi sáng sớm, của sự bắt đầu và của tương lai tương sáng.

Xem thêm: 

Answer1 hZWZmZhilG6UmZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eUlpuSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

  • Thấy Cafebiz cũng chia sẻ cùng đề tài, để chung cho mọi người cùng tham khảo cho ai muốn thức dậy sớm. 

    Khi thức dậy vào buổi sáng, luyện tập thể dục đúng cách, chúng ta có thể cải thiện được tình trạng lưu thông máu và trao đổi chất trong cơ thể.  

    Thức dậy lúc mấy giờ là có lợi cho sức khỏe nhất? Tâm lý học đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất!

    Đối với chúng ta mà nói, ban ngày chính là thời gian "xài năng lượng" và ban đêm chính là thời gian "sạc năng lượng".

    Nhưng buổi tối chỉ có thể sạc thêm 50% năng lượng, còn 50% còn lại phải mượn từ sức bền của các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

    Đó cũng là lí do khi còn trẻ, chúng ta không cảm thấy gì cả, nhưng đến 40, 50 tuổi thường hay mắc bệnh tật. Bởi vì lúc trẻ cứ mãi vay mượn "năng lượng" từ cơ thể, khiến cơ thể từ bình thường dần dần trở nên yếu ớt.

    5 giờ: là thời gian thích hợp nhất để thức dậy!

    Người ta thường nói 1 năm có 24 tiết khí, mà trong 1 ngày cũng có 24 tiết khí. Trong đó, 5 giờ là kinh trập. Ý chỉ thời gian các động vật ngủ đông thức dậy.

    Động vật thường có linh tính chính xác về khí hậu và tỉnh dậy khi cảm nhận được sự ấm áp đang đến.

    Áp dụng cho con người, 5 giờ cũng là thời gian hoàn mỹ để thức giấc.

    5 giờ sáng thức dậy, bạn có thể chạy bộ làm ấm cơ thể, hoặc pha cho mình một tách trà, nhâm nhi bữa sáng, để đầu óc dần thanh tỉnh.

    Mặc dù thức dậy sớm là một điều khá khó khăn, nhưng chỉ cần bạn có thể ngồi dậy, thay quần áo, đánh răng, và vận động một chút, bạn nhất định sẽ cảm thấy rất nhẹ nhõm.

    Trên thực tế, không phải cứ ngủ dậy càng muộn thì càng dồi dào năng lượng. Nó chỉ khiến chúng ta thấy mệt mỏi và lười biếng hơn. Ngoài ra, trong ngày còn thường dễ nóng giận.

    Dậy sớm thời gian dài, sẽ có sự thay đổi kì diệu

    Một số nghiên cứu được thực hiện bởi các học viện uy tín trên thế giới đã chứng minh lợi ích của việc dậy sớm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các chuyên gia đã tổng kết ra được những lợi ích của việc dậy sớm như sau:

    1.Tinh thần hăng hái, không buồn ngủ

    Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên thức dậy sớm đầu óc sẽ linh hoạt hơn, có thể nhanh chóng tập trung vào việc học hay công việc, ít bị mệt mỏi và có nhiều năng lượng hơn.

    2. Thành tích học tập xuất sắc

    Một nghiên cứu của Đại học Texas, Hoa Kỳ cho thấy điểm của những sinh viên đại học dậy sớm luôn cao hơn điểm của những sinh viên đại học thuộc loại "cú đêm". Người phụ trách nghiên cứu cho biết, những sinh viên dậy sớm sống có kỷ luật hơn, đến lớp đúng giờ, học tập tích cực và không gặp các vấn đề về sức khỏe do thức khuya gây ra.

    3. Cẩn thận và có trách nhiệm hơn

    Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những người dậy sớm có đầu óc sáng suốt hơn, lên kế hoạch trước mọi việc và hành động quyết đoán hơn. Họ làm mọi việc hiệu quả, có tổ chức, có mục tiêu rõ ràng và chú ý đến cả những chi tiết nhỏ.

    4. Mỗi ngày đều làm việc với năng suất cao

    Khi những "cú đêm" còn đang trằn trọc trên giường, những người dậy sớm có thể đã kết thúc buổi chạy bộ vào sáng sớm, ăn sáng và bắt tay vào giải quyết một số công việc cần thiết. Sắp xếp các hoạt động quan trọng trong ngày, bắt đầu lên kế hoạch từ trước và thực hiện chúng kịp thời.

    5. Sống tích cực hơn

    Các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto ở Canada phát hiện ra rằng mọi người ở mọi lứa tuổi, những người dậy sớm đều tích cực hơn, cảm thấy tốt hơn về bản thân và có ý thức về sức khỏe mạnh mẽ hơn.

    6. Nguy cơ trầm cảm thấp

    Người dậy sớm có tính ngăn nắp, hay chuẩn bị trước, ít khi vội vàng, tính tình vui vẻ hơn. Còn những người thích thức khuya dễ bị thiếu ngủ, mệt mỏi, đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm.

    7. Hòa đồng hơn

    Một nghiên cứu về tâm lý học của Đại học Sydney cho thấy những người dậy sớm thường thân thiện và có ít "tính cách tiêu cực" hơn.

    Người kiểm soát được buổi sáng, sẽ kiểm soát được cuộc sống

    Nếu ngay cả việc dậy sớm cũng không làm được, bạn còn có thể trông đợi bản thân vào những việc lớn lao hơn hay sao?

    Người xưa thường nói:

    "Kế hoạch một ngày nằm ở buổi sáng, kế hoạch một năm nằm ở mùa xuân..."

    Khi thức dậy vào buổi sáng, luyện tập thể dục đúng cách, chúng ta có thể cải thiện được tình trạng lưu thông máu và trao đổi chất trong cơ thể.

    Ngoài ra, dậy sớm còn là giải pháp để không ngủ gật trong ngày.

    Vì nếu bạn dậy muộn, buổi trưa sung sức, buổi chiều còn khỏe, nhưng hay có cảm giác chán nản, vô vị, tạo ra những cái ngáp dài ngáp ngắn vô cớ, mà buổi tối lại chẳng thấy buồn ngủ, nó sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn. Nên muốn phá bỏ nó, hãy dậy sớm!

    Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, đi ngủ và thức dậy hợp lí không chỉ giúp bạn duy trì được một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời còn giúp bạn làm việc ngày càng hiệu suất hơn!

    Riêng bản thân mình trong những ngày dậy sơm hơn thấy tinh thân tốt hơn, vui vẻ và sống tích cực hơn. Chắc phải rèn luyện dậy sớm hơn để cuộc sống vui khỏe và sử dụng thời gian tốt hơn. 

      hZWZmZhilG6UmZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVl5aSmoad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZhilG6UmZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2KTapqFneDh
    hZWZmZhilG6UmZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5OWlZiIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpapxyhmpqcJ5maFVvtrI.

Pages

hZWZmZhilG6UmZSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...