AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhhlnKXk5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Chi tiết về công việc của trưởng phòng kinh doanh

Answer hZWZmZhhlnKXk5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eVl5mZiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Hien Vu's picture
1603940222

Có phải bạn đang muốn tìm hiểu về công việc của trưởng phòng kinh doanh? Bạn đang băn khoăn không biết vị trí này có vai trò gì? Hay làm thế nào để có thể trở thành một trưởng phòng kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

1. Trưởng phòng kinh doanh là gì?

Trưởng phòng kinh doanh ( Sales Manager) là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, cũng như tìm kiếm các cách để tăng doanh thu và số lượng khách hàng. Vị trí có thể hoạt động ở cấp địa phương, khu vực hoặc quốc gia.

Sales Manager quản lý và hỗ trợ một đội ngũ đại diện bán hàng. Các doanh nghiệp hiện đang có xu hướng giảm thiểu vai trò kinh doanh của Sales Manager và gia tăng nhiệm vụ đó đối với các đại diện bán hàng.

2. Công việc của trưởng phòng kinh doanh

Nhiệm vụ của có thể thay đổi tùy theo doanh nghiệp, tuy nhiên thường tập trung vào ba yếu tố: con người, doanh nghiệp và khách hàng.

2.1. Quản lý con người

Quản lý con người ở đây chính là chịu trách nhiệm với nhân sự trong bộ phận. Trưởng phòng kinh doanh không thể chỉ làm việc một mình. Họ cần sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm. Những cá nhân này sẽ đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ sẽ đặt ra chỉ tiêu, tiêu chuẩn công việc cho nhóm các nhân viên kinh doanh và các đại diện bán hàng. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn này cần là các chỉ tiêu thực tế và có tính khả thi.

Sales Manager cũng sẽ là người thúc đẩy các thành viên trong nhóm làm việc như một đơn vị độc lập hướng tới hiệu quả chung của doanh nghiệp. Họ sẽ thực hiện các cuộc trao đổi ngắn với từng cá nhân về hiệu suất, hiệu quả làm việc hàng tuần và trao đổi sâu hàng năm. Vị trí này còn có thể đôi khi tham gia vào các cuộc họp nhóm.

Đảm bảo hiệu suất làm việc của các đại diện bán hàng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của trưởng phòng kinh doanh. Tổ chức việc tập huấn nâng cao năng lực, đảm bảo nhân sự trong bộ phận có đủ khả năng sử dụng các công nghệ mới trong công việc. Họ cũng tham gia vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, đảm bảo họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc.

Để đảm bảo được hiệu quả làm việc của nhân sự trong bộ phận kinh doanh,  đặt ra các tiêu chí đánh giá, cơ chế thưởng-phạt. Trong trường hợp cần thiết, họ sẽ ra quyết định sa thải đối với những đại diện bán hàng không đạt được chỉ tiêu công việc, hoặc báo cáo với ban lãnh đạo để có những xử lý phù hợp với những trường hợp nghiêm trọng hơn.

Chính bản thân Sales manager sẽ làm gương cho các nhân sự cấp dưới.

Trong một số trường hợp, giám sát hoạt động của các quản lýkinh doanh cấp địa phương và cấp khu vực.

Ngoài ra, còn có nhiệm vụ đảm bảo mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các cá nhân trong bộ phận.

2.2. Quản lý việc kinh doanh

Vai trò của Sales Manager – như tên gọi của vị trí này – quản lý việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Họ xác định mục tiêu, bao gồm tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng; và đưa ra các chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu này. Họ phân tích dữ liệu bán hàng và kết quả kinh doanh nhằm đưa ra dự báo về doanh thu theo năm, theo quý của doanh nghiệp cũng như phát triển kế hoạch phù hợp theo từng giai đoạn. Những dữ liệu này được lưu trữ lại để sử dụng cho việc tham khảo trong tương lai. Việc lên ngân sách cũng là một trong các công việc của vị trí này.

Sales Manager làm việc trong mối quan hệ hợp tác với bộ phận marketing nhằm phát triển các kế hoạch cũng như quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn tham gia việc chuẩn bị báo cáo kinh doanh.

2.3. Quản lý nhu cầu khách hàng

Trưởng phòng kinh doanh dành khá nhiều thời gian cho khách hàng và người tiêu dùng – những người sẽ mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Sales Manager cần luôn hiểu được nhu cầu của khách hàng và chặt chẽ theo dõi sở thích của họ.

Khi có vấn đề xảy ra, hoặc nếu nhận được những phàn nàn của khách hàng, phải tìm cách giải quyết hoặc báo cáo với ban lãnh đạo để xử lý sớm nhất có thể.

Để tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng, Sales manager sẽ đưa ra các chương trình giảm giá hoặc khuyến mãi phù hợp. Những chương trình này sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các kết quả phân tích và dự báo.

Trưởng phòng kinh doanh cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp và người mua hàng, giúp duy trì mối quan hệ cung-cầu và giữ chân khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

2.4. Nhiệm vụ khác

Ngoài ba nhiệm vụ chính, thực hiện những nhiệm vụ khác nếu cần thiết hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp.

3. Trở thành một trưởng phòng kinh doanh

Sales Manager thường có bằng đại học về lĩnh vực liên quan và kinh nghiệm làm việc với vai trò đại diện bán hàng.

3.1. Học vấn

Đối với vị trí trưởng phòng kinh doanh, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên có bằng đại học về các lĩnh vực luật kinh doanh, quản lý, kinh tế, kế toán, tài chính, marketing. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm việc tương đương có thể được cân nhắc nếu ứng viên có thể chứng minh được khả năng của bản thân.

Học vấn liên quan tới toán học hoặc phân tích số liệu có thể là lợi thế.

3.2. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm thường là một yếu tố quan trọng mà ứng viên ứng tuyển vào vị trí Sales Manager cần có. Số năm kinh nghiệm có thể khác nhau tùy theo doanh nghiệp tuyển dụng, tuy nhiên sẽ dao động trong khoảng ít nhất từ một đến năm năm.

Ứng viên Sales Manager thường xuất phát từ những vị trí khác trong lĩnh vực hoặc trong lĩnh vực liên quan ví dụ như nhân viên bán lẻ, đại diện bán sỉ hoặc đại lý thu mua. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, số lượng vị trí đứng đầu phòng kinh doanh thường bị hạn chế, do đó thời gian thăng tiến thường lâu hơn so với các doanh nghiệp lớn.

3.3. Kỹ năng

Trưởng phòng kinh doanh cần phải thu thập và phân tích số liệu để tìm ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. Do đó, kỹ năng phân tích là không thể thiếu.

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ích cho  trong mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Lắng nghe trước và phản hồi sau.

Kỹ năng chăm sóc khách hàng là cần thiết đối với nhiệm vụ lắng nghe và phản hồi lại ý kiến của khách hàng.

Kỹ năng lãnh đạo được sử dụng đến khi quản lý và đánh giá nhân viên kinh doanh trong bộ phận.

Nguồn ảnh: Internet.

Answer hZWZmZhhlnKXk5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eVl5mZiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZhhlnKXk5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...