AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Chính sách trọng cầu (tổng cầu) chuyển sang trọng cung?

Answer3 hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5qVlpeEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..
Ralph Nguyen's picture
1367973002

http://vneconomy.vn/2013040809414570P0C9920/trong-cung-hay-trong-cau-de-cuu-nen-kinh-te.htm 

Nếu chính sách tổng cầu chuyển sang trọng cung thì nhân lực sẽ dịch chuyển như thế nào? chúng ta nên làm gì để đón đầu?

Xin mời ý kiến của các bạn và các chuyên gia.

Trân trọng

Answer3 hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5qVlpeEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

  • Do Chi Hieu, CFA's picture

    Best Answer

    - Chính sách trọng cung là đặc trưng cửa nền kinh tế XHCN/CSCN đã từng thành công rực rỡ ở liên bang Xô Viết trc những năm 80 khi Nhà Nước dồn toàn lực thúc đẩy khoa học kỹ thuật & sản xuất theo những nhóm ngành do NN định hướng (chủ yếu là hạ tầng & CN nặng)

    - Liên Bang Xô Viết sụp đổ vì chính sách trọng cung đi chệch hướng (sản xuất không tiêu thụ hết vì không tìm đc thị trường) và CNTB chứng minh nền kinh tế dẫn dắt bởi chính sách trọng cầu thắng.

    - Kinh tế Trung Quốc là điểm hình của việc trong cung chuyển hướng sang trọng cầu thành công. Từ việc chuyển đổi từ đại công xưởng của thế giới sang thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 thế giới đã làm nên tốc độ tăng trưởng khủng khiếp 20 năm qua của TQ.

    - Việt Nam chúng ta đang cố gắng theo TQ nhưng chậm hơn khoảng 15-20 năm. Trong 7-10 năm qua nhờ huy động được vốn qua các thị trường vốn mới mở chúng ta đổ tiền ồ ạt vào hạ tầng, bất động sản và hệ thống ngân hàng. Chủ yếu để tạo môi trường khuyến khích đầu tư (ý tưởng ban đầu là đúng). Vốn dĩ chúng ta muốn theo đuổi trọng cầu nhưng lại bị căn bệnh quái ác là "lạm phát". Trọng tâm của trọng cầu là khuyến khích tiêu dùng bằng cách  tăng cấp vốn cho bên mua, tăng thu nhập, giảm thuế năng suất - tăng thuế chuyển nhượng tài sản (cái này mình chưa làm) v.v... nhưng lạm phát quá cao khiến thu nhập thực không tăng dẫn đến khủng hoảng. Thực tế nguồn vốn nước ngoài đổ vào các thị trường mới nổi (Emerging market) là để khai thác sức cầu còn bỏ ngỏ (bằng chứng là NDT NN chủ yếu thích đầu tư vào các ngành sản xuất tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước). Khi khủng hoảng bắt đầu (2008) thì NN loay hoay 1 thời gian dài từ việc kích cầu năm 2009-2010 không hiệu quả (bơm tiền cho NH, miễn thuế TNCN nhưng thời gian quá ngắn) liền chuyển ngay sang "trọng cung nửa vời" tìm cách "cứu" doanh nghiệp (thực tế trong vòng 2 năm nay chúng ta chỉ nghe NN tìm cách cứu doanh nghiệp và bỏ mặc ng tiêu dùng). Thế nhưng việc tăng cứu DN nhà nước bằng tăng đầu tư công, cứu DN tư nhân bằng bơm vốn đã khiến sản sinh ra 1 căn bệnh kinh khủng khác: nợ xấu của ngân hàng. Con số đã lên đến 10-12 tỷ USD (thống kê chưa đầy đủ của NHNN, WB ước tính thực tế phải gấp 3). Con số này nghe qua chỉ bằng 1 gói kích cầu nhỏ của TQ/Mỹ, song nó chưa tính nợ công của chúng ta (hầu hết được đầu tư vào hạ tầng & bộ máy, mà hiệu quả đầu tư của các khoản này thì ai cũng biết). Nợ xấu của kinh tế và nợ công đủ để chúng ta (những người tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, đóng thuế để trả nợ) còn "mệt" trong 1 thời gian dài (có thể cả thập kỷ). Việc NN cách ly thị trường ngoại tệ, vàng và thị trường vốn (chứng minh qua lượng FII và thanh khoản thị trường vốn giảm mạnh) là để "xạ trị" cho hệ thống ngân hàng đang mục nát.

    Chúng ta cần làm gì ư? Hãy làm những gì luôn phải làm, mặc cho chính sách là thế nào:

    - Trong ngắn hạn: hãy tự giảm bớt rủi ro cá nhân của mình: đừng theo đuổi lợi nhuận đầu cơ ngắn hạn (vì không còn nhiều cơ hội nữa đâu), giảm tỷ trọng các tài sản kém thanh khoản (bất động sản, cổ phiếu OTC...), tập trung đầu tư các tài sản có thu nhập cố định (thời hạn càng dài càng tốt vì sắp tới lãi suất cơ bản sẽ tiếp tục giảm, nếu bạn có tài sản với mức sinh lợi >10%/năm trên vốn đầu tư mà ít rủi ro thì rất tốt)

    - Trong trung hạn: dần chuyển hướng sự nghiệp và đầu tư vào các ngành trực tiếp sản xuất ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao (biên độ lợi nhuận cao). Dù chính sách trọng cầu hay trọng cung các ngành này sẽ đều có lợi.

    - Trong dài hạn: đầu tư cho giáo dục, R&D và tăng hàm lượng chất xám trong "sản phẩm" mà bạn tạo ra.

    Và bất cứ lúc nào cũng: đừng hoảng hốt và quá bất an vì báo chí, vì khoảng cách giữa "nói" và "làm" ở xứ ta xa lắc xa lơ :) Mà chính sách có ra thì cũng thay đổi xoành xoạch, đường ta ta cứ đi thôi các bạn ạ.

      hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTm5SUlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWaRbJSFneDh
    hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZeUl5KIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmdrb5drVm6xtg..
  • Thanh Tran's picture
    Thanh Tran
    1367981492

    Đề tài hay! Nhưng tôi nghĩ thật khó để nói một cách rõ ràng tổng cầu hay trọng cung đúng. 

      hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTm5STlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWaRa5SFneDh
    hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZeUlpKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhtbpdlVm6xtg..
  • Cam Nguyen's picture
    Cam Nguyen
    1367977765

     Câu hỏi rất hay!

      hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTm5SSmoad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWaRapqFneDh
    hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZeUlZiIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhobpZtVm6xtg..

Pages

hZWZmZhhl26VmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...