Thế giới sẽ thế nào nếu không có marketing?
đầu tiên xin nói rõ marketing là lĩnh vực mình “dốt” nhất trong các mảng về business, nên mới hỏi câu hỏi này. Đơn giản là mình không hiểu vì sao mình phải trả 1 khoản lớn chi phí trong trong giá bán của 1 lon Coke hay 1 hộp sữa Vinamilk mà mình đã thừa biết công dụng của nó, thừa biết phải mua nó ở đâu…?
Phải chăng người tiêu dùng sẽ được mua hàng với giá rẻ hơn, khi có những sản phẩm mà chi phí marketing/bán hàng chiếm đến 80%-90% giá thành? Phải chăng những cổ đông của các công ty như Masan, Vinamilk sẽ đc chia lợi nhuận nhiều hơn cả nghìn tỷ vì không tốn chi phí marketing?
Sẽ thế nào nếu như người mua luôn tìm được món hàng đúng nhu cầu của mình, luôn biết được chất lượng và công năng sản phẩm, giá thành và lợi nhuận của người bán? Phải chăng marketing chả tao ra giá trị gia tăng gì trong công năng sử dụng sản phẩm?
Thế giới sẽ thế nào khi không có “marketing”? (câu hỏi chợt nhận ra khi đọc article về “Thuyết phân phối ổn định và thực nghiệm tạo dựng thị trường” vừa đoạt giải Nobel kinh tế)
Pages
- Trang Tran Thi Minh1351134436
Hi anh
Em nghĩ rằng marketing ra đời là tất yếu và hiển nhiên, bản thân ngày ngày người ta giao tiếp với nhau cũng đã có sẵn marketing trong từng câu chuyện. Tuy nhiên với từ marketing với góc độ của các công ty thương hiệu thì mới là câu chuyện đáng nói. Với thời đại cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, cung vượt cầu, nhu cầu của khách hàng phức tạp và dễ thay đổi, tình hình kinh tế khó khăn, bài toán đánh đổi luôn luôn hiện hữu, vv và vv... thì marketing là cực kỳ quan trọng (giống như cơm ăn nước uống hàng ngày) và gần như nằm ngang với chiến lược của cả tổ chức.
Theo như anh đặt vấn đề, em thấy quan điểm của câu hỏi chỉ cho rằng marketing là quảng cáo, bán hàng. Thực tế marketing là một quy trình khép kín gồm nhiều hoạt động liền mạch: R STP MM I C (Nghiên cứu thị trường - Phân đoạn thị trường - Thị trường mục tiêu - Định vị thị trường - Marketing Mix (4Ps, 7Ps, 10Ps gì gì đó tùy từng tổ chức) - Thực hiện - Kiểm soát) Trong đó quảng cáo chỉ là một phần nhỏ nằm trong chữ P (Promotion) trong MM thôi. Và để tạo ra giá trị công năng sản phẩm phù hợp với khách hàng, tối ưu hóa giá thành, lợi nhuận của người bán chính là nhiệm vụ của tất cả các công đoạn còn lại. Từ đó, chính marketing là hoạt động quan trọng giúp tạo ra, truyền đạt, đem lại giá trị cho khách hàng mục tiêu để cuối cùng tạo ra lợi nhuận cho tổ chức.
Quan điểm quảng cáo rầm rộ, chi phí đầu tư cho quảng cáo lớn đã là một quan điểm cũ và ngày ngay marketing không còn coi nó là lý tưởng. Hiện nay các công ty trên thế giới và cả Việt Nam đã sử dụng những hình thức marketing trực tuyến (qua website, mạng xã hội, email marketing SEM ...) với chi phí giảm hơn rất nhiều và đạt được nhiều công dụng hơn những hình thức marketing truyền thống. Và nếu ai có đọc về Inbound marketing, sẽ thấy những thứ như quảng cáo, tiếp thị rầm rộ không còn là lựa chọn của rất nhiều công ty trên thế giới từ lâu rồi. Ngày nay xu hướng marketing là tập trung tạo ra giá trị, khẳng định uy tín trong ngành và sử dụng môi trường Internet để người dùng tự tìm đến và gắn bó với thương hiệu.
Có mấy ví dụ anh dẫn ra, với hiểu biết hạn hẹp và nông cạn của em, em lý giải thế này:
- Vẫn phải quảng cáo/marketing cho Coke hay Vinamilk vì những sản phẩm này là những sản phẩm phổ biến, thông dụng, chi phí chuyển đổi thấp và luôn có không phải nhiều mà cực kỳ nhiều đối thủ lăm le gia nhập thị trường. Bài toán về giá cả và chất lượng sản phẩm cũng không nan giải bằng bài toán thương hiệu, nếu không đảm bảo được khách hàng nhớ và nghĩ đến đầu tiên, sản phẩm có thể bị mất thị phần và để dành cơ hội cho các sản phẩm khác, không chỉ với các sản phẩm cùng công dụng mà còn các sản phẩm thay thế.
- Mấy ông lớn như Masan và Vinamilk, ngoài vấn đề về thị phần, thương hiệu, ... em đoán là có những vấn đề hơi bị nan giải khác như thích chịu chơi (bỏ nhiều tiền mới thể hiện đẳng cấp) và không chịu thay đổi (tình hình chung của các doanh nghiệp lớn lão làng)
Tóm lại: Marketing là hiển nhiên tồn tại và quan trọng, marketing là quy trình nhiều công đoạn và tạo ra giá trị và marketing ngày nay không đến nỗi tốn kém như người ta thường nghĩ.
Trên đây là ý kiến mang tính chủ quan và non xanh của em, em rất mong được sự trao đổi góp ý nhẹ nhàng của các anh chị đi trước.-
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJaUnIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 5
- hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOTbJyFneDh
-
More
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSWl5qIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhqa5xqVm6xtg.. - Nguyen Binh Minh1351329192
Câu hỏi của bạn Hiếu đạt ra khá thú vị.
Nhưng có thể thấy ngay là lập luận của bạn thiếu cơ sở.Thế giới sẽ vẫn tồn tại và hoạt động dù không có Marketing, có điều nó trì trệ và tẻ nhạt như thời trung cổ mà thôi bạn Hiếu ạ. Hồi đó cũng không có Marketing. Tự sản tự tiêu hết, không cần có Vinamilk đâu vì con người tự nuôi bò để lấy sữa uống, và họ thấy sữa vẫn rất ngon. Tuy nhiên nếu ngày nay bạn tự nuôi bò có thể sữa của bạn làm ra sẽ tốn gấp 10 lần mặc dù bạn không cần chi phí marketing chính mình.
Cách tiếp cận của bạn là cách tiếp cận bị ảnh hưởng của góc nhìn tài chính trong ngắn hạn và phạm vi hẹp, chỉ coi Marketing là một chi phí chứ không phải là một nguồn lực, một động lực của sự phát triển trong dài hạn và trên phạm vi tổng thể. Hơn nữa giả thuyết bạn đặt ra không đặt trong môi trường cạnh tranh và phát triển, khi mà các sản phẩm, các doanh nghiệp luôn phải hoàn thiện liên tục.
Marketing hiện đại luôn coi khách hàng là trung tâm, tìm mọi cách thỏa mãn khách hành nhiều hơn, mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng bằng các sản phẩm mới, dịch vụ mới và giải pháp mới vì vậy luôn cần đầu tư nghiên cứu, thay đổi, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tìm cách tiếp cận khách hàng tốt hơn, đào tạo thị trường, duy trì lòng trung thành của khách hàng, kích thích khách hàng tiêu dùng, khuyến khích khách hàng tham gia marketing.
Nhu cầu khách hàng luôn thay đổi chứ không bất biến như bạn nghĩ, ngày xưa người ta uống sữa vắt ra từ con bò, nhưng rồi người ta nghiên cứu (marketing) để thỏa mãn tốt hơn khách hàng bằng sữa đặc đóng lon, sữa bột, rồi sữa đóng vào túi, hộp giấy,... Nên bạn đừng nghĩ bạn thỏa mãn với hộp sữa hiện nay thì doanh nghiệp không cần marketing nữa, vì nếu bạn thấy một sản phẩm khác (do một doanh nghiệp khác marketing) thay thế tốt hơn, rẻ hơn, bạn sẽ thay đổi và chuyển sang dùng sản phẩm mới, và Marketing lần này có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí chứ không phải làm bạn tốn thêm đâu nhé mà còn thỏa mãn hơn.
Còn khi bạn là khách hàng trung thành thì doanh nghiệp đương nhiên sẽ bán cho bạn giá rẻ hơn, thậm chí là cực rẻ, vì chính bạn đã là một nhân viên marketing cho doanh nghiệp rồi, bạn sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của những người xung quanh bạn. Chỉ cần doanh nghiệp nhận ra bạn đúng là khách hàng trung thành, là nguồn giá trị lâu dài của doanh nghiệp thì giá dành cho bạn luôn là ưu đãi.
Vậy nên việc chi phí marketing chiếm bao nhiêu trong giá bán không quan trọng bằng có mang lại thêm nhiều giá trị cho khách hành hay không. Khi khách hàng hài lòng hơn, thỏa mãn hơn, trung thành hơn thì đó chính là giá trị gia tăng của Marketing. Vì vậy các doanh nghiệp hiện đại (các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam thì vẫn chưa quan tâm) ngày càng có xu hướng chi cho Marketing nhiều hơn (thậm chí thái quá). Nếu Marketing thật sự mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn thì doanh nghiệp cũng thu sẽ được nhiều lợi ích hơn từ khách hàng.
Tuy nhiên việc ứng dụng marketing không chuyên nghiệp cũng dẫn tới lãng phí và không hiệu quả. Vì vậy Marketing điện tử (Digital Marketing or Online Marketing or Internet Marketing or Web Marketing) hiện nay chính là một giải pháp giúp tăng cường chất lượng Marketing tương tác với khách hàng giúp cắt giảm chi phí marketing và tăng cường hiệu lực của Marketing.
Vài điều chia sẻ cùng các bạn.
Nguyễn Bình Minh - Khoa Thương mại điện tử - Đại học Thương mại.-
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJaYlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 5
- hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOTcJSFneDh
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSWm5KIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmZtaZ5nVm6xtg.. - Phan Minh Tien1351733165
Câu hỏi của bạn Hiếu rất hay.
Là người làm Marketing, tôi có vài ý kiến thế này:
- Chi phí marketing thường không thể chiếm tới 80-90% giá thành đâu; con số thực tế tùy nghành thấp hơn nhiều, ví dụ 10-30% chẳng hạn
- Marketing không phải là CHI PHÍ mà là ĐẦU TƯ, và khoản đầu tư vào Marketing với Doanh thu / lợi nhuận công ty cũng có mối quan hệ kiểu "con gà - quả trứng" vậy. Do đó cũng chưa thể kết luận rằng nếu Vinamilk không làm Marketing thì cổ đông của họ được hưởng cổ tức nhiều hơn (vì doanh thu lợi nhuận có thể thấp hơn) hay khách hàng được mua hàng giá rẻ hơn (vì không biết có loại vinamilk đó nên phải đi mua hàng khác giá mắc hơn nhiều). Do vậy người làm marketing giỏi là người tính toán chính xác được bài toán phức tạp: đầu tư bao nhiêu ra doanh thu bao nhiêu, lợi nhuận bao nhiêu, tăng cường hình ảnh / độ nhân biết/ độ yêu thích, vv của nhãn hàng lên bao nhiều, tác động ngắn hạn, dài hạn tới kinh doanh thế nào
- Quay lại chuyện bạn cho rằng "Phải chăng Marketing không tạo ra giá trị gia tăng gì trong công năng sử dụng sản phẩm", tôi nghĩ hoàn toàn khác: Không có marketing thì sẽ mất đi vô số thi vị trong cuộc sống. Trong môi trường cạnh tranh như thế này, người làm marketing không chỉ "nói hay" (có thể bạn nghĩ marketing chỉ là quảng cáo), mà nhất thiết phải "làm hay". Công việc của Marketer bắt đầu từ xây dựng sản phẩm (chữ P đầu tiên trong 4P), do vậy phải nghiên cứu thị trường kỹ càng, tìm ra các nhu cầu tìm ẩn, nghiên cứu để tạo ra/ đổi mới sản phẩm với các chức năng / tính năng vượt trội hơn mỗi ngày. Nếu k có Marketing, con người sẻ xài mãi loại xà bông đen ngày xưa, đánh răng bằng muối, chưa bao giờ biết tới điện thoại iphone, vvv. Đấy là chưa kể khi mà có nhiều sản phẩm chức năng không quá khác biệt, thương hiệu (hay chính xác ra là giá trị tinh thần mà thương hiệu đó mang lại) là cái mà người tiêu dùng muốn sở hữu: Thử hỏi vì sao các bà các cô sẵng sàng bỏ rất nhiều tiền cho một chiếc túi hay bộ đồ hàng hiều. Bạn thử họi họ để tôi giảm giá 50% vì k làm marketing nữa xem họ có chiu không:). Hay một loại bảo hiểm chẳng hạn, có thể bạn sẽ mua tặng ba mẹ mình một gói bảo hiểm từ một công ty uy tín, có "marketing" hơn là một công ty tương đương, giá rẻ hơn nhưng im lìm, đơn giản vì điều đó làm ba mẹ bạn an tâm, hài lòng hơn. Đó chính là giá trị vô hình của Marketing.
Một vài dòng góp vui với topic, rất vui khi thấy đây là lĩnh vực nhiều người quan tâm
-
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJeUl4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 3
- hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOUbJeFneDh
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSXl5WIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaplyhmdscIhwsbA. - Do Chi Hieu, CFA1351147727
Thanks bạn Yến & Trang về những giải thích. Các bạn đang giải thích từ góc nhìn của người bán.
Nếu mình lấy gọc độ của người mua trong một "thế giới đơn giản" như sau: tôi muốn mua 1 hộp sữa tươi 1L mỗi ngày. Vinamilk có bán sản phẩm này và có 1 "anh marketing" làm nhiệp vụ cung cấp mọi thông tin khách hàng cần biết về sản phẩm (giá cả, chức năng, định vị thị trường, cả lợi thế thương hiệu v.v...). Giá 1 hộp sữa là 10đ, trong đó chi phí sản xuất & quản lý là 5đ, chi phí cho "anh marketing" là 2đ, lợi nhuận của Vinamilk là 3đ. Lần đầu tiên tôi muốn mua SP, "anh marketing" đến chào hàng và tôi đồng ý mua. Lần đó tôi sẵn sàng trả 10đ vì trong đó có tiền công của "anh marketing". Nhưng sau đó tôi bảo thế này, "lần sau anh ko cần đến giới thiệu cho tôi nữa, tôi đặt mua sản phẩm trong vòng 1 năm, mỗi ngày 1 hộp, và vì anh không cần "marketing" cho tôi nữa, Vinamilk bán cho tôi với giá 8đ đc ko?" --> Bạn thấy đề xuất của tôi thế nào?
Vì sao tôi phải trả chi phí marketing khi mà nó ko còn tạo ra giá trị gia tăng cho tôi nữa. Quan điểm marketing là 1 quy trình như Trang nói mình đồng ý, nhưng "Perfect segmentation" là khi mỗi "segment" là từng cá nhân. Có lẽ nó là không tưởng trc đây. Nhưng trong thời đại bùng phát công nghệ mà mỗi chúng ta đều có 1 "đại diện số" (avatar) như ngày nay thì tại sao lại không nhỉ? Tại sao tôi phải trả chi phí marketing khi nó chỉ có lợi cho người khác?
-
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJaVlYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 3
- hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOTbZWFneDh
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSWmJOIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmdrb5drVm6xtg.. - Nguyen Vinh1351669792
Thương Trường Cạnh Tranh - Nhu Cầu Con Người Nhiều Hơn - Con Người Ai Nấy Củng Đều Bận Rộn Hơn - Cuộc Sống Xã Hội Đã Rất Khác.
Marketing ra đời với chức năng là 1 công cụ kết nối người khác với Bạn.
Nếu Bạn không marketing Bạn không thể kết nối.
Rất cảm ơn kiến thức marketing của Trang Tran Thi Minh đã giúp Em thêm mở mang.
-
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJeTnIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 2
- hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOUa5yFneDh
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSXlpqIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmdta5lrVm6xtg.. - Bùi Ngọc Minh1351522304
Làm kinh doanh mà không làm Marketing thì cũng giống như nháy mắt tỏ tình với bạn gái trong bóng tối….Biết mình đang đang làm gì nhưng chẳng ai khác biết cả
-
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJeRmYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOUaZmFneDh
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSXlJeIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmZxcZ5nVm6xtg.. - Minh Chuyen Nguyen1353790422
Mình nghĩ đơn giản thế này: Ngày xưa thời Mai An Tiêm ông đã biết làm Marketing để mọi người nhớ đến mình và cũng để cứu mình khi bị đi đày. Nếu như ông không khắc tên mình lên mấy quả dưa hấu thả trôi sông, thì ngày nay không có dưa hấu mà ăn, mà cũng chẳng ai biết Mai An Tiêm là ai.
Ngay từ đầu ví dụ khi Vinamilk mới ra đời, không ai biết Vinamilk là ai, và công dụng nó tốt như thế nào, nếu không có Marketing thì ngày nay chẳng ai biết đến Vinamilk để mà uống, để mà ai cũng biết Vinamilk là sản phẩm sữa tốt như thế nào. Vai trò của Marketing rất quan trọng, nó đem cái Image, cái Brand đó phổ biến cho mọi người, đem người tiêu dùng đến với Vinamilk.
Khi Vinamilk đã là thương hiệu lớn, việc sửa Vinamilk tốt như thế nào là chuyện ai cũng biết. Tuy nhiên tại sao vẫn cần Marketing? Vì hai chữ "Preference" và "Survival". Preference của người tiêu thụ là luôn biến đổi, hôm nay tôi uống Vinamilk mai tôi uống sữa khác, mặc hàng sữa là rất đa dạng, không nói đến sửa nhập ngoại hiện nay rất nhiều mà tâm lý người tiêu dùng VN là cái gì ngoại là cái đó tốt, thậm chí tại sao ở VN có sữa nhãn hiệu VN chất lượng cao uy tín thế kia mà nhiều bà mẹ, vẫn mua sữa ngoại cho con uống, thậm chí nhờ người nhà gởi từ nước ngoài. Hoặc sữa tươi nhãn hiệu nước ngoài....Vì Preference là luôn thay đổi vậy nên nếu không có Marketing tác động thì preference của người tiêu dùng sản phẩm của mình dễ bị một brand khác chiếm ưu thế....điều này không phải chỉ là mối lo của những brand nhỏ, ngay cả những brand tầm cỡ thế giới thì phải càng lo sợ, vì mức độ cạnh tranh thị trường ngày càng cao, khách hàng bây giờ có nhiều sự lựa chọn, không phải chỉ một, nếu không "chiếm lĩnh" tâm trí họ bằng những chiêu trò marketing họ sẽ quên mình ngay, dù thương hiệu của mình có nổi tiếng mấy.
Và Marketing là để tồn tại "survival" khi thị trường bây giờ không là monopole của riêng ai. Brand mình có sự khác biệt, mình biết rõ nhưng nếu không nhờ marketing làm sao khách hàng biết được sự khác biệt "đặc biệt " đó? và không có marketing "nhắc nhở" khách hàng về sự tồn tại của brand mình thì trong thị trường khắc nghiệt bị đào thải là chuyện thường, dù mình có là con voi to cỡ nào đi nữa.
"Sẽ thế nào nếu như người mua luôn tìm được món hàng đúng nhu cầu của mình, luôn biết được chất lượng và công năng sản phẩm, giá thành và lợi nhuận của người bán" ----> không có Marketing làm sao người tiêu thụ biết dược chất lượng, công năng sản phẩm..., không phải chỉ để hàng mình được bày bán trên quầy siêu thị là hình thức marketing sao? Product Placement? Phân phối sản phẩm đến các đại lí nhỏ lẻ để bán không là Marketing sao? Distribution Channels? Tất cả đều là marketing. Nếu mình tự tin, cất hàng trong kho, cũng có người tới hỏi mua thì đúng là không cần marketing nữa. :)
-
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTmJuYl4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWOYcJeFneDh
hZWZmZhgkXKYm5WExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZSbm5WIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmZubpdtVm6xtg..