Hé lộ công việc của một nhân viên cải tiến
Nếu là người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến vị trí nhân viên cải tiến (IE Staff) . Đây là một vị trí có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu hệ thống sản xuất hiện tại của doanh nghiệp, cũng như những hệ thống cải tiến khác để đưa ra quyết định cải tiến, hay định hướng cải tiến sau này. TalentBold đã thảo luận cùng các chuyên gia nhân sự hàng đầu và tổng hợp lại những thông tin quan trọng về vị trí nhân viên cải tiến để chia sẻ tới bạn đọc trong bài viết dưới đây.
1. Công việc của nhân viên cải tiến
Thông thường, một nhân viên cải tiến hay còn được biết đến với tên gọi IE staff sẽ thực hiện những công việc dưới đây:
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất, phân công lao động, thiết kế dây chuyền,…
-
Theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện và tuân thủ quy trình làm việc của các bộ phận sản xuất.
-
Kiểm tra và sắp xếp các công đoạn theo quy trình đã đề ra.
-
Sẵn sàng hỗ trợ và đào tạo các bộ phận sản xuất trong nhà máy về hệ thống quản lý quy trình sản xuất hoặc các quy trình/ công cụ phát sinh mới.
-
Cảnh báo và đề xuất hướng xử lý hoặc khắc phục khi phát sinh các trường hợp không tuân thủ với cấp trên.
-
Lập kế hoạch thực hiện cải tiến, báo cáo đào tạo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của ban sản xuất
-
Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo nhà máy các vấn đề cần cải tiến, thay đổi, điều chỉnh tại nhà máy.
-
Tổng hợp và báo cáo các chỉ số về hiệu quả hoạt động của nhà máy, các vấn đề như vi phạm quy trình, lãng phí trong quản lý/sản xuất,… tại nhà máy với ban lãnh đạo.
2. Nhiệm vụ của nhân viên cải tiến
TalentBold sẽ hé lộ cho bạn đọc 4 nhiệm vụ chính mà một nhân viên cải tiến phải thực hiện:
Đánh giá và xây dựng kế hoạch quản lý hệ thống sản xuất
Đánh giá hiện trạng của hệ thống sản xuất là nhiệm vụ đầu tiên trong quá trình làm việc của một nhân viên cải tiến. Những đánh giá này sẽ là nền tảng để họ thực hiện việc phân tích, đưa ra những giải pháp sau này. Cụ thể thì công việc họ bao gồm: nghiên cứu về quy trình sản xuất của hệ thống, sự phân công vị trí nhiệm vụ công việc cụ thể của người lao động hay nghiên cứu về hệ thống máy móc cùng dây chuyền tự động hóa, …
Ngoài ra, họ còn tiến hành theo dõi và thực hiện những đánh giá sản xuất đối với quy trình làm việc của từng bộ phận cụ thể. Đồng thời, nhân viên cải tiến phải kiểm tra hoạt động sản xuất, quy trình sản xuất, máy móc tham gia sản xuất cùng những công đoạn cụ thể trong dây chuyền nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm trong từng khâu nhỏ nhất.
Thu thập, đánh giá và báo cáo thông tin chỉ số sản xuất với cấp trên
Sau quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin, nhân viên cải tiến sẽ thực hiện nhiệm vụ báo cáo với cấp trên. Mục đích là nhằm đưa ra những đề xuất cải tiến cần thiết cũng như để lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình thực tế. Bên cạnh đó, IE staff có nhiệm vụ lập báo cáo tình hình thường niên, định kỳ hay báo cáo các vấn đề khẩn cấp với cấp trên để đưa ra những định hướng giải quyết kịp thời nhất.
>>>> Xem thêm: Mô tả công việc Trưởng Phòng Cải Tiến (IE Manager)
Nghiên cứu cải tiến và trực tiếp theo dõi quy trình cải tiến quy trình
Từ kết quả thu thập được trong quá trình làm việc, nhân viên cải tiến sẽ nghiên cứu tổng thể và chi tiết các số liệu để đưa ra định hướng cải tiến quy trình sản xuất. Tùy vào tình hình cụ thể, họ có nhiệm vụ điều chỉnh kế hoạch cải tiến hay xây dựng kế hoạch mới đối với hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Trong suốt quá trình tham gia vào hoạt động cải tiến, IE staff cần thực hiện việc theo dõi quy trình cải tiến một cách bài bản và sát sao, nhằm đảm bảo thời gian tiến hành và chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Ngoài ra, nhân viên cải tiến cần xác định nhanh chóng những khó khăn mà công nhân viên trong nhà máy, trong xưởng sản xuất gặp phải khi làm việc. Từ đó để kịp thời đưa ra giải pháp, tránh để các vấn đề khác nảy sinh thêm.
Thực hiện những vai trò khác
Ngoài 3 nhiệm vụ chính ở trên, nhân viên cải tiến còn phải thực hiện những vai trò khác như: chịu trách nhiệm cộng tác với các bộ phận chức năng và các nhóm chức năng chéo để lập hồ sơ các quy trình, thiết kế phương pháp để xác định cơ hội cải tiến, …
Tại nhiều công ty sản xuất lớn, nhân viên cải tiến còn được giao phó việc phát triển các giải pháp cho các vấn đề và mối quan tâm của tổ chức, xem xét và viết các báo cáo và hồ sơ kỹ thuật toàn diện, xác định các giải pháp thay thế và đưa ra các khuyến nghị,…
3. Yêu cầu của nhân viên cải tiến
- Tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành sản xuất, quản lý sản xuất, tự động hóa, … hoặc những chuyên ngành liên quan đến cải tiến sản xuất khác.
- Ưu tiên những ứng viên có từ 2 -3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành sản xuất
- Có hiểu biết và khả năng tuân thủ các chính sách và thủ tục, kiến thức về hệ thống, chiến lược và công cụ cải tiến chất lượng và quy trình.
- Có khả năng xác định và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả và duy trì tính bảo mật nghiêm ngặt liên quan đến thông tin.
- Có khả năng chịu được áp lực công việc, nhanh nhạy với những công nghệ mới, chủ động cập nhật các xu hướng sản xuất tiến tiến trên thế giới, ….
- Kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng.
4. Mức lương và phúc lợi của nhân viên cải tiến
Mức lương trung bình của nhân viên cải tiến trên thị trường hiện nay là khoảng 9 triệu đồng. Ngoài ra, vị trí này còn được hưởng những chế độ phúc lợi khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, du lịch, nghỉ mát theo quy định của công ty, … hay thưởng quý, thưởng tháng theo năng suất sản lượng đạt được. Đây cũng là một vị trí có nhiều tiềm năng phát triển, trở thành chuyên viên cải tiến nếu bạn nỗ lực và trau dồi thật nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Nguồn ảnh: internet