AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Nên chăng: Thành lập 1 Mạng Xã hội mới để kinh doanh?

Answer36 hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5WWlZmEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..
Nam Nguyễn's picture
1325526799

Chào bạn, tôi đang muốn tạo 1 MXH làm nên sự khác biệt và có thể tồn tại. Nếu bạn quan tâm, hãy cùng đọc những phân tích và trải nghiệm của tôi và cho tôi lời khuyên nhé:
Trào lưu MXH và sự thành công vượt bậc của Facebook đã trở thành 1 tiêu điểm xã hội trong vài năm trở lại đây. Đương nhiên là như thế, chỉ cần 6 năm đã đưa 1 sinh viên bỏ học trở thành trọc phú trẻ nhất nước Mỹ, là CEO tiêu biểu của năm 2011, tài sản ước tính hơn 70 tỷ USD…nghe là chảy nước miếng. Nó (tức là thằng sinh viên 6 năm về trước, CEO của Facebook) thành công, thì ta (những sinh viên tài năng, những lập trình viên siêu đẳng, những quỹ đầu tư từng trải, nhà kinh doanh tài ba..) cũng có thể thành công. Và rồi hàng chục MXH made in Việt Nam được sự đầu tư tiền tỉ, đến những MXH made by sinh viên…kéo nhau ra đời. Thành công thì ít, thất bại thì nhiều nhưng cuộc chơi càng ít người thành công thì lại càng hấp dẫn…

Trong khuôn khổ nghiên cứu, tôi lấy trọng tâm là Facebook , các MXH còn lại là đối trọng. Tôi sẽ tránh đi sâu các phân tích các khía cạnh giới thiệu, kinh tế, kỹ thuật.. mà chủ yếu phân tích ở góc độ tâm lý người dùng. Bố cục bài viết được chia làm 3 phần:

- Đế chế Facebook và những điều kỳ diệu

- Chiến tranh và ảo tưởng: cuộc chiến giữa các MXH ở Việt Nam.

- Còn chăng hy vọng cho MXH?

(Xem tiếp tại link: http://www.quantri.com.vn/diendan/showthread.php?p=64592#post64592 )
Xin thông cảm vì khuôn khổ Post của Anphabe không cho phép Post và cập nhật. Thanks!
Nam

Answer36 hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5WWlZmEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

  • Nam Nguyễn's picture
    Nam Nguyễn
    1325794730

    Phần 2: Chiến tranh và ảo tưởng: cuộc chiến giữa các MXH ở Việt Nam.
    Không cần phải nói nhiều về những mặt tích cực khi bạn sở hữu một MXH thành công vì đơn giản là bạn sẽ có tất cả: tiền bạc, danh tiếng, địa vị, đẳng cấp, sự yêu mến, ngưỡng mộ...Quả là hấp dẫn trên cả mong đợi. Nhưng trước hết, bạn phải có 1 kế hoạch hay đơn giản là 1 ý tưởng. Có rất nhiều định nghĩa “ý tưởng” dưới góc độ hàn lâm, tôi đơn giản hóa rằng các ý tưởng thật tế chỉ là “sự kết hợp các yếu tố có sẵn để tạo ra cái mới”. Ví dụ: động cơ + con chim = máy bay, điện thoại + máy tính = điện thoại bảng… Tương ứng như thế, sẽ có các ý tưởng MXH dạng sau:
    - Một MXH đã nổi tiếng trên thế giới + sao chép có chọn lọc (thêm/bớt 1 số tính năng) + tập trung cho 1 phân khúc/đối tượng/nhu cầu chuyên biệt (tôi gọi là “cục hít”) + Việt hóa toàn bộ/1 phần = MXH mới (Kiểu 1- Nội địa hóa. Chia ra 2 loại là Nội địa hóa đúng nghĩa và Nội địa hóa kèm khai thác nhu cầu chuyên biệt).
    - Một website cung cấp dịch vụ sẵn có + thêm tính năng thành viên = MXH mới (Kiểu 2 - nâng cấp)
    - MXH tả pí lù (đa số là Content centric) + nhà đầu tư khác = MXH mới (Kiểu 3 - Lấy thịt đè người)
    Điểm qua một vài đại diện cho các dạng “MXH mới” made in Việt Nam:
    1. Kiểu nội địa hóa: Cyworld VN (copy từ Cyworld Hàn Quốc), Cyvee, Caravat, Anphabe (copy LinkedIn), guongmat.com (copy Facebook-đã chết), kunkun (copy Foursquare), truongxua(copy Facebook, chuyên biệt về quan hệ trường lớp), clip.vn (copy Youtube, chuyên biệt cho nội dung video tiếng Việt)…
    2. Kiểu nâng cấp: nhaccuatui, sannhac, thodia…
    3. Kiểu lấy thịt đè người: đại gia Zing, Go, Tamtay, Banbe…
    Tôi sẽ phân tích cụ thể từng kiểu một ngay đây.
    Bắt đầu từ kiểu “Nội địa hóa đúng nghĩa”- một kiểu mà tôi cho rằng tính mới không cao (trường hợp Cyworld là nhà đầu tư Hàn Quốc muốn mở rộng MXH đang HOT của họ sang Việt Nam nên về mặt kinh doanh có thể xem như là chấp nhận được). Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng một MXH tập trung vào thị trường trong nước, có những chức năng, thông tin, mối quan hệ gần gũi hơn, phù hợp hơn cũng chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ và vẫn còn có thể khai thác. Hãy xem menu chính LinkedIn: Profile, Contacts, Groups, Job, Inbox, Companies, News và so sánh với Anphabe (tôi thay đổi thứ tự 1 tí để dễ so sánh): Profile, Contacts, Discussion, Job, Message, Event Hoặc với Cyvee: Member, Groups, Event, Answers, Job, Library.. Không khác nhau nhiều lắm phải không? Tôi sẽ phân tích 1 ví dụ cụ thể, một cựu MXH kiểu này với vòng đời/tuổi thọ đặc trưng của MXH Việt Nam: Caravat.com
    Còn nhớ, tháng 8 năm 2008, khi mà Y!360 vừa mới báo tử, Facebook còn chưa qua khỏi biên giới Việt Nam, khi mà người ta bắt đầu thảo luận sôi nổi hơn về khái niệm MXH thì Caravat.com ra mắt. Một thời điểm mà tôi cho là rất thuận lợi, như con diều căng gió được nối thêm sợi dây “sự quan tâm của dư luận, báo chí”.
    Caravat số lượng thành viên chất lượng cao, là những người thành đạt, có vị trí và tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp, nền kinh tế đến con số 20,000 thành viên. Caravat ở vị thế của MXH chiếu trên, có những hoạt động bài bản, nổi bật và gặt hái thành công đáng kể. Thời điểm 2008-2009, chứng khoán, bất động sản, vàng và các hoạt động kinh doanh khác đều thuận lợi, nhiều người thành công, nhiều người muốn khẳng định giá trị bản thân và nhiều người đăng ký làm thành viên caravat chăng?
    Đùng một cái, chỉ 2 năm 6 tháng sau ngày thành lập, Caravat.com tuyên bố ngừng hoạt động. Lí do? Tất nhiên, 90% là kinh doanh không hiệu quả. Phải chăng vì thời kỳ khủng hoảng làm cho các nhà lãnh đạo (thành viên chất lượng) tập trung cho việc kinh doanh nên ít có thời gian lên Caravat hơn? Phải chăng chất lượng thành viên giảm sút (thành viên chém gió, nổ, khai gian thông tin…không thể kiểm soát)? Phải chăng các nhà lãnh đạo không còn đủ tự tin khi đối mặt với thất bại nặng nề của thị trường lao dốc nên không còn hứng thú khẳng định bản thân trên MXH? Hay chỉ đơn giản là mô hình không phù hợp? Hãy nhớ: trái tim của bất kỳ MXH nào chính là thành viên, hoạt động của thành viên trên MXH đó tạo nên sức sống, là nhịp đập cho trái tim và cả cơ thể đó sống sót. Khi mà chất lượng của trái tim giảm sút, nhịp đập yếu ớt thì cái chết là không tránh khỏi.
    Ô la la, tôi đi quá sâu về những phỏng đoán chủ quan và phán xét cho lịch sử rồi phải không? Okê, hãy quay trở lại với thực tại, chúng ta đang có 2 ứng cử viên rất mạnh về mọi mặt cho mô hình hao hao LinkedIn vào thời điểm này: Cyvee và Anphabe (trong khuôn khổ bài phân tích này tôi sẽ không đi sâu vào từng MXH). Cuộc chiến giữa Cyvee và Anphabe mới chỉ bắt đầu và xa hơn LinkedIn vẫn là cản trở không hề nhỏ.. Hãy chờ xem cuộc náo nhiệt này và đừng quên rủi ro tiềm ẩn đến từ “đất nước tươi đẹp cho tất cả mọi người” tôi nhắc đến ở phần 1.
    Phải chăng “Nội địa hóa kèm khai thác nhu cầu chuyên biệt“- Đi theo phân khúc hẹp (cụ thể hóa cục hít) để tránh đối đầu trực tiếp trong “đại dương ĐỎ” là một sự lựa chọn dễ thở hơn? Còn quá sớm để kết luận, nhưng có vẻ đây là kiểu đầu tư chậm mà chắc và an toàn. Lấy trường hợp Truongxua làm ví dụ, nếu bạn cảm thấy thoải mái trong ngôi nhà Facebook, bạn cũng sẽ thấy thoải mái trong ngôi nhà mang tên Truongxua. Đơn giản là trong ngôi nhà Truongxua có tất cả tiện nghi như Facebook, từ cách bài trí từng cái ghế, cái bàn, cái tủ..đến kích thước cái TV, tủ lạnh, toilet.. cũng giống nốt (đó là cách câu khách “an toàn” của Truongxua). Khác chăng là khách ghé thăm nhà bạn ở truongxua sẽ ít hơn (chỉ bao gồm quan hệ trường lớp) Facebook mà thôi.
    Nhưng cục hít này chưa thật sự chuyên biệt và nổi bật và Facebook cũng rất mạnh trong lực hút này. Không may cho Truongxua là không khó để nhận ra rằng truongxua vẫn phải giành giật thành viên với siêu đối thủ Facebook, liệu có quá sức? Thêm nữa, cục hít tình yêu hoài cổ về mái trường thân thương “với bao bạn thân và cô giáo hiền” liệu có đủ mạnh và thực tế trong xã hội tất bật này? Nhà đầu tư tư nhân của truongxua đang chứng tỏ khả năng tài chính rất lớn và kinh doanh bài bản (ít nhiều được sự hỗ trợ của Chính phủ về giấc mơ 1 Facebook Việt Nam có thể quản lý tốt hơn?!?), tôi hy vọng rằng họ còn có thể mạnh như thế trên chặng đường còn gập gềnh và đầy khó khăn phía trước.
    (còn tiếp..)

      hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXmpyUhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60.
    • hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWWZbIae3-A.
    hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZacl4Sh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZaBalWtxbJtXb7Cx
  • THANH NGUYEN's picture
    THANH NGUYEN
    1325555290

    Bạn phân tích khá hay và cách viết cũng khiến người đọc thích theo dõi. Tuy nhiên có võ đoán quá không khi cho rằng : “ý tưởng” của Facebook không hẳn là hoàn toàn thú vị. Thiết kế giao diện trang web của nó cũng không mang tính đột phá. Đội ngũ kỹ sư phát triển của Facebook cũng không thực sự xuất sắc. Tuy nhiên việc chọn thời điểm ra mắt của mạng xã hội này lại vô cùng hoàn hảo”.

    Bản thân trong phân tich của bản cũng cho thấy sự phát triển vũ bão của FB, đã 6 năm rồi, cái thời điểm ra mắt chẳng còn relevant nữa. Có chăng lại chính cái UI thân thiện , khả năng search cực kỳ hay để luôn suggest đúng bạn bè (ôi, cái này phải là top developer mới làm được) và nhiều feature "thú vị" mơi chính là mấu chốt thành công của FB...

      hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXmpWZhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60.
    • hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWWScYae3-A.
    hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZaVnISh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwY6BalmVpWqGysQ..
  • Nam Nguyễn's picture
    Nam Nguyễn
    1325526893

    Phần 1: Đế chế Facebook và những điều kỳ diệu

    Có khi nào các bạn nghĩ rằng: “chỉ cần 1 đất nước chung cho tất cả mọi người trên thế giới”. Ấy khoan, đừng nghĩ tôi đang nói về 1 cuộc hợp nhất vĩ đại tất cả các nước đâu nhé. Thế giới ảo tưởng tôi nói đến ở đây là một thế giới hòa bình, mọi người sử dụng chung 1 ngôn ngữ, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, ai cũng được vui chơi giải trí, được thể hiện khả năng một cách bình đẳng, không ai cao hơn ai và không ai thấp hơn ai. Quá tuyệt vời phải không, chắc là chẳng ai chần chừ mà không tham gia thế giới đó. Tạm gác câu chuyện này ở đây nhé, tôi sẽ trở lại sau.

    2004 là năm đầu tiên Facebook được sử dụng cho các sinh viên trường Harvard danh tiếng, nghĩa là những thành viên của Facebook toàn là sinh viên thứ dữ. Chính cái tiếng tăm Harvard đã khiến cho sinh viên các trường khác mong được “làm quen, kết bạn”. Chúng ta cũng thế thôi, đăng ký thành viên để được vào CLB những doanh nhân thành đạt thì ai mà chẳng muốn. Tương tự như thế, khi các trường ĐH khác tham gia cũng làm cho chất lượng “thứ dữ” có giảm đi đôi chút nhưng vẫn thừa (kết bạn với sinh viên ĐH Hoa Kỳ vẫn là niềm vinh hạnh phải không?). Rõ ràng Facebook có một nền móng siêu vững chắc và kiểu phát triển bền vững. Tương tự như 1 quả bom hạt nhân, chất lượng của cái “hạt nhân” này quá tốt khiến cho sức lan tỏa rất khủng khiếp (1).

    Cơn sóng Facebook bắt đầu truyền đi với biên độ lớn và bước sóng ngày càng tăng. Quét qua các trường ĐH, Trung học trên nước Mỹ và nhiều nước khác. Cần chú ý rằng, cộng đồng sinh viên là cộng đồng vững chắc nhất mà bạn từng trải qua trong cuộc đời. Sự dư thừa thời gian (do chưa phải đi làm), sự gắn bó trong việc học tập, vui chơi, các hoạt động tập thể…khiến cho mạng lưới sinh viên có sự gắn kết cực cao. Biên độ của cơn sóng Facebook cộng hưởng phần lớn nhờ mạng lưới sinh viên này.

    Mới đây, trong một bài viết trên trang Datamation, blogger Mike Elga cho rằng: “Ngay khi cả thế giới đã sẵn sàng chào đón mạng xã hội, thì Facebook có mặt. Suy cho cùng, “ý tưởng” của Facebook không hẳn là hoàn toàn thú vị. Thiết kế giao diện trang web của nó cũng không mang tính đột phá. Đội ngũ kỹ sư phát triển của Facebook cũng không thực sự xuất sắc. Tuy nhiên việc chọn thời điểm ra mắt của mạng xã hội này lại vô cùng hoàn hảo”. Tôi ủng hộ quan điểm này. Cái thời điểm ra mắt của Facebook là “khi mà tiến bộ công nghệ giao hòa với ý tưởng “xã hội ảo” để tạo ra một mạng xã hội dành cho mọi người”. Nói một cách dân dã đó là “hên”.

    Đầu tiên, chính là các MXH tại thời điểm 2004-2005 quá đơn điệu (chủ yếu là dạng EGO Centric), tương tác rất kém, một phần không nhỏ là công nghệ phát triển web chưa cho phép. Nếu muốn thay đổi, nó phải có những bước cải tiến lớn và phải từng bước để phù hợp với cái cơ thể già nua đó (web platform cũ). Điều này làm cho các MXH thích ứng rất chậm và khó khăn.

    Thứ hai, không thể không nhắc tới một cái hên khác là giá của máy chụp ảnh, quay phim, điện thoại tích hợp máy chụp ảnh cũng như thiết bị lưu trữ thời điểm này xuống dốc nhanh, giới trẻ có công cụ để xuất xưởng đủ loại hình ảnh, video.. Và một nơi cho phép chia xẻ media để bạn bè bình luận thoải mái như Facebook quả là một nơi lý tưởng.

    Thứ ba, về mô hình, MXH kiểu Relationship Centric đặc trưng của Facebook giúp cho các thành viên tương tác với nhau đơn giản, thuận tiện và ngay tức khắc. Mô hình EGO centric (nổi tiếng nhất là Myspace.com) cổ xưa bộc lộ rất nhiều nhược điểm:

    - Bạn muốn trở thành 1 blogger nhiều người theo đuổi? Bạn phải có những bài viết hay và chất lượng. Nhưng liệu bạn có khả năng viết lách hoặc đủ tự tin để publish (công khai) những bài viết đánh giá /mô tả vấn đề gì đó không?
    - Bạn muốn có bạn bè? Trước hết phải có 1 vài list nhạc, film hay video trước đã, như thế mới chứng tỏ được sở thích và trình độ hưởng thụ của mình khi bạn bè ghé thăm. Bạn cảm thấy khó khăn vì bạn không thích hoặc không rành lắm các loại giải trí này?
    - Nếu có khách tới nhà bạn, bạn sẽ rất xấu hổ nếu ngôi nhà của mình bừa bộn và chẳng có tí nghệ thuật nào phải không? Tương tự như trên MXH thôi, một người phải có khiếu thẩm mỹ để trang trí cho hompy của mình.

    Chắc hẳn không phải ít người gặp khó khăn như trên khi tham gia MXH kiểu EGO centric này. Và kiểu MXH Relationship Centric của Facebook khắc phục được toàn bộ các yếu điểm đó, điểm mấu chốt chính là đây. Bên cạnh đó, sự thuận tiện khi sử dụng, công nghệ không phải là tuyệt đỉnh nhưng luôn đáp ứng nhu cầu người dùng và khả năng kết nối xuất sắc của Facebook như những vũ khí sắc bén lần lượt đánh bại hàng chục đối thủ MXH nặng ký: Friendster, Hi5, Orkut, Twitter.... Tháng 11/2008 là một thời điểm đáng nhớ khi Facebook cán mốc 26 triệu thành viên, và quan trọng hơn là đánh bại Myspace.com để trở thành MXH lớn nhất. Đến tháng 11/2011, Facebook đã có gần 800 triệu thành viên, là đất nước ảo đông dân thứ 3 trên thế giới.

    Còn tại Việt Nam, Facebook có một mối tình lận đận khi muốn se duyên với cư dân mạng trong nước. Bắt đầu từ lão nông dân thô kệch Yahoo360, một MXH già nua, còm cõi nhưng có một nền tảng quan hệ vững chắc với cư dân mạng qua 1 người mai mối hoàn hảo: Yahoo Messenger! Cư dân mạng VN điên đảo yêu Yahoo360 từ năm 2005, hơn 85% sử dụng MXH là vào Yahoo360, lí do là hiệu quả kết nối qua Y!Messenger là rất lớn, hơn nữa sự đơn giản của MXH này lại chính là “sự đơn giản cần thiết” để dân tình làm quen với khái niệm MXH.

    Tuy nhiên, mối tình này không được lâu dài vì lỗi đến từ cả hai phía. Trước hết là Y!360, lão nông dân già yếu biết rằng mình không thể nào tiếp tục mối tình kia nếu không “tút lại vẻ đẹp trai”, nhưng khổ nổi, thân hình còm cõi (platform Web yếu) không cho phép bất kỳ một sự nâng cấp đáng kể nào. Rồi lão tuyên bố sẽ đi chết vào ngày 13/7/2008, toàn bộ mối tình đẹp kia sẽ do con trai thừa kế (Y!360 plus). Dân cư mạng nháo nhào, họ hận vì toàn bộ những mối quan hệ, những bạn bè, những bài viết, những công sức mà họ bỏ ra sẽ tan tành…nếu không có đủ trình độ (quá trình chuyển giao dữ liệu từ Y!360 qua Y!360 plus khá phức tạp và không thể chuyển hết 100% ), họ hận vì Y!360plus cũng không hoàn hảo như họ muốn, và có lẽ họ hận nhất chính là sự kiểu chia tay của Y!360 làm họ mất hết lòng tin. Kết quả thì ai cũng biết, bây giờ thì chẳng còn mấy ai ngó ngàng đến người con trai của lão nông dân đã chết nữa rồi. Chấm hết cho cái lỗi thuộc về Y!360.

    Cơn đại hồng thủy Facebook quét đến Việt Nam vào thời điểm dân cư mạng cần lắm 1 tình yêu mới. Như chàng công tử con nhà giàu đến từ nước Mỹ, với vẻ ngoài lịch lãm nhưng cử chỉ thân thiện, Facebook đã làm cư dân mạng ngất ngây con gà Tây ngay từ cái nhìn đầu tiên. Một khi họ đã chán những tính năng cũ rích và tương tác kém của 2 cha con Y!, họ sướng ngay khi dùng Facebook là điều đương nhiên. Khi Facebook đã là tình yêu mới, là xu hướng, là thời thượng, là trào lưu thì chẳng mất nhiều thời gian cho chàng công tử này thắt chặt tình cảm với cư dân của Y! chuyển sang và đón nhận thành viên mới.

    Số lượng thành viên của Facebook tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng, từ gần 100 ngàn vào cuối năm 2008, lên mấp mé 1 triệu vào cuối tháng 10 năm 2009. Bỗng nhiên, cuối tháng 11/2009, con sóng Facebook đang phăng phăng thẳng tiến bỗng bị một bức tường kiên cố mang tên “DNS”sừng sửng chặn ngang. Con đường đến với tình yêu Facebook của dân cư mạng gặp rất nhiều gian khổ đến tuyệt vọng. Hàng chục phương án được đề ra để giúp đỡ những cư dân mạng đến với tình yêu chân chính. Quả thật, nếu chàng công tử nước Mỹ kia không có sức hấp dẫn không thể chối từ thì tình yêu đã không thể vượt qua bao nhiêu khó khăn thử thách đến như thế.

    “Qua cơn bĩ cực, đến hồi thái lai”, sau cơn mưa dông, trời đã hừng sáng, sau bao nhiêu thử thách, đến hôm nay (2/1/2012) thì dường như hầu hết cư dân mạng đã biết cách vượt qua trở ngại DNS để đến với tình yêu Facebook. Tổng số thành viên của Facebook đạt trên 3,6 triệu thành viên, xếp thứ 41 trên thế giới (http://www.socialbakers.com/facebook-statistics/?interval=last-6-months#... ), đặc biệt là trong 6 tháng vừa qua đã có thêm gần 2 triệu thành viên so với trước đó.

    Quay lại với ý tưởng về một thế giới hoàn hảo như tôi nhắc đến ở ban đầu, tôi cho rằng Facebook là thế giới ảo hoàn hảo cho tất cả mọi người. Còn bạn?

    (Đang viết tiếp phần 2...)

    Mời quý anh chị em tham gia góp ý, ném đá mỏi tay..Cảm ơn nhiều nhiều!

    Mọi góp ý xin liên hệ: Nam - stephenyam911@gmail.com - 0903170010

      hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXmpWXhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60.
    • hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWWSb4ae3-A.
    hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZaVmoSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZaBalWtxbJtXb7Cx
  • Mình nghĩ bạn mới phân tích được phẩn nổi của tảng băng, còn phần chìm là "Làm nên sự khác biệt và có thể tồn tại" thì lại chưa được chú trọng hay phân tích thử.
    Với phần này thử lấy ví dụ là me.zing.vn, theo bạn nói là dạng lấy thịt đè người, nhưng nếu phân tích kỹ sẽ thấy hiện thời zing me có thành công khá tôt tại việt nam, nhiều khi còn vượt gấp nhiều lần facebook. Câu hỏi đặt ra tại sao? Ngoài những tính năng căn bản như chia sẻ status, kết nối bạn bè, là tất cả các mạng xã hội đều có vì nó là tính năng căn bản ra, như ta biết facebook lớn mạnh như hiện giờ cũng là nhờ nhiều vào việc tích hợp game trên nó(happy farm là một ví dụ điển hình),và tôi nghĩ zing nhận thấy điều đó và với lợi thế là công ty game hàng đầu việt nam trước đay họ nhanh chóng tạo được tieng vang trong lĩnh vực game online gắn nó vào trong mạng xã hội, đây cũng là thế mạnh của zing từ lâu nay và cũng là nguồn thu nhập chính của VNG, => chuyển lên webgame, điều này khiến tất cả những người mê game không cần phải lo âu với cấu hình của máy tính, không cẩn phải cài đặt gì nhiều, chỉ cần bật lên và chơi, nó rất thích hợp với hướng phát triển mạng xã hội đối với zing me, => điều này khiến VNG có lợi thế cực lớn so với các công ty game trước kia như FPT, ... => nó đẩy VNG lên môt tầm mới là một nơi cung cấp giải trí với tổ hợp Game đơn giản giải trí (khu vườn trên mây, nông trại vui vẻ, ủn ỉn) và tất cả đều là tiếng việt, phủ sóng tới cả đối với đối tượng người trung niên (điều này khiến facebook khó có thể làm được, fb có thể việt hóa dễ dàng nhưng đầu tư game việt hóa, hay có cùng văn hóa với việt nam là điều khá khó với fb trong thởi điểm hiện tại), bên cạnh đó còn tổ hơp mp3 kết nối với me.zing khiến mạng xa hội của họ đa dạng hơn rất nhiều và chính điều đó khiến họ có thể phát triển mạnh dù fb đã quá tuyệt => khái niệm "Làm nên sự khác biệt và có thể tồn tại" thật sự là một khái niệm sống còn nều muốn làm MXH

      hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXm5SYhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60.
    • hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWaRcIae3-A.
    hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZeUm4Sh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwY6BalWxoWqGysQ..
  • THANH NGUYEN's picture
    THANH NGUYEN
    1325919047

    Điểm xuất phát ý là "WHY YOU ARE DOING WHAT YOU ARE DOING"? Tất cả các doanh nhân thành công mà tôi biết (có lẽ cũng nhiều doanh nhân thành công mà tôi không biết) thành công là vì họ có 1 đam mê nào đó, họ chọn được 1 model đúng cho thị trường mà đam mệ, tài năng của họ góp phần rất lớn làm việc làm cho model đó đáp ứng đúng nhu cầu thị trường và khác biệt. Sự nổi tiếng, tiền bạc hay danh vọng chỉ là thứ đến sau thôi.

    Tôi không có ý nói thế để ra vẻ kể cả ta đây, mà thực chất là khi chúng tôi làm event về Từ ý tưởng đến Mô hình kinh doanh thành công mời rất nhiều chủ doanh nghiệp nổi tiếng tham gia, họ đều chia sẻ rất chân thành rằng: Có rất nhiều con đường để có hạnh phúc, tiền bạc và danh vọng, nhưng nếu bạn chọn con đường làm doanh nhân đê tới đó, bạn nên nghĩ lại...

      hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXm5WRhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60.
    • hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWaSaYae3-A.
    hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZeVlISh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwY6BalmVpWqGysQ..
  • Buidacduong SIR's picture
    Buidacduong SIR
    1325946790

    Tư tưởng kinh doanh của người USA khác chúng ta rất nhiều, khi kinh doanh họ luôn có tư duy phát triển thương hiệu đó ra toàn cầu, chứ không chỉ nhìn trong cái ao hẹp như đa số công ty của VN !!!!
    Quy luật 1: Quy luật chỉ một: Internet chỉ có thể là một công cụ kinh doanh hay một phương tiện truyền thông, không thể cả hai.
    Thời ban đầu để xây dựng thương hiệu họ chỉ chuyên tập trung , coi nó như là một phương tiện truyền thông để sau khi lớn mạnh họ mới khai thác kinh doanh, Youtube,Twitter những năm đầu gần như đã không có doanh thu từ quảng cáo, nhưng họ vẫn coi nó là phương tiện truyền thông, khi quảng cáo họ coi trọng người xem, thử nghiệm rất nhiều phương án để người xem cảm thấy thoải mãi, không gây bực tức, phiền nhiều, nếu họ khai thác tối đa thì doanh thu QC không kém FB đâu! Không như ông Clip.vn của Vega , chưa có vai vế đã khai thác đủ loại chỉ nghĩ đến kiếm tiền, không coi trọng người xem thì sao thành thương hiệu lớn được chứ !

    Quy luật 2: Quy luật tương tác: Thiếu sự tương tác này, trang web cùng thương hiệu của anh không thể thành công
    Vietspace sao chép của Myspace sớm chết yểu vì quá rườm rà, khó sử dụng, ngay bản thân Myspace không thay đổi, chậm cải tiến làm mất đi sự tương tác, FB là sự điển hình có tính tương tác cao giữa các thành viên, nó định hướng cho thành viên, ra đời như sự xuất hiện của Iphone vậy, làm cho thành viên khám phá từ sự mới lạ này sang thú vị khác.

    Quy luật 3: Quy luật tên thông dụng: Một cái tên quá thông dụng sẽ giết chết một thương hiệu trên Internet
    Điển hình như :Windowslivespaces, classmates, Frienster, thời gian đầu mới ra nó thu hút được lượng thành viên rất đông sau đó khi có sự ra đời của Myspace rồi FB, nó dần yếu thế và sự suy tàn không sớm thì muộn sẽ xảy ra thôi ! (ở VN thì trương xưa có lẽ cũng thuộc loại này )

    Quy luật 4: Quy luật tên riêng: Thương hiệu của ta đứng độc lập trên Internet, vậy ta nên đặt cho nó một cái tên ấn tượng
    Điều này thì đa số công ty Việt Nam mắc phải, họ cứ nghĩ sở hữu 1 cái tên chung thì sẽ có nhiều người nhớ, tìm đến, nhưng không không phải vậy, muốn khác biệt, phải tạo dựng một cái tên mới, không đụng hàng, thậm chí là những cái tên xuất hiện lần đầu trong từ điển: Google, Facebook, twitter...

    Quy luật 5: Quy luật đơn nhất: Bằng mọi giá, hãy tránh phải trở thành kẻ đứng thứ hai trong lĩnh vực của mình
    Trên internet chỉ tồn tại 1 kẻ mạnh nhất, còn những kẻ theo sau sẽ nhanh chóng bị bỏ xa để trở về với đám đông tách riêng của chúng. Yotube, Facebook,Twitter, linkedin,Flickr...đang cho chúng ta thấy rõ điều này. !

    Quy luật 7: Quy luật chủ nghĩa toàn cầu: Internet sẽ xóa bỏ mọi rào cản, mọi biên giới, mọi giới hạn
    Cái này thì mọi người đều rõ rồi !

    Quy luật 8: Quy luật thời gian: Hãy làm những gì mình muốn. Hãy nhanh chân. Hãy là người đầu tiên. Và tập trung vào đúng trọng tâm
    Twitter, linkedin, foursquare.. là điển hình của những người đi đầu, khi lớn mạnh họ cũng không rời xa triết lý ban đầu, tập trung cao độ vào trọng tâm của mình, cyvee thì không phải vậy, câu hỏi rất lộn xộn, hỗn độn, nó như một cái chợ câu hỏi vậy, chỉ có những kẻ khờ mới cung cấp mọi thứ cho mọi người...!!!

    Quy luật 9: Quy luật phù phiếm: Sai lầm lớn nhất trong tất cà các sai lầm là khi nghĩ mình có thể làm được bất cứ việc gì.
    Điều này thì chúng ta đang thấy ở Yahoo, từ một người khổng lồ, giờ đang chết dần vì sự loãng của thương hiệu, họ nghĩ mình tích hợp mọi thứ trong một thì sẽ có được rất nhiều thành viên, nhưng thực tế nó không như họ mong muốn, họ thấy MXH là mảnh đất màu mỡ, muốn nhảy vào nhưng rồi lại thất bại ê chề vì trên thân thể Yahoo đã có quá nhiều tay rồi, thêm tay sẽ càng vướng bận mà thôi ! Giờ ở việt nam mọi người chỉ dùng Yahoo Messenger, chứ có mấy ai quan tâm đến thứ khác của họ đâu!!! ở VN thì qua Zing ta thấy tất cả rồi còn gì, thống kê thì ác đấy, thành viên đông đấy, nhưng nó cũng như yahoo thôi, tôi chỉ có mỗi chơi game ở trong đó thôi, vậy sao gọi là mạng xã hội đúng nghĩa cơ chứ...!

    Quy luật 10: Quy luật của sự chia tách : Ai cũng nói về sư kết hợp, trong khi đó trào lưu ngược lại mới đang thực sự diễn ra.
    Điều này chúng ta đang thấy ở Gã khổng lồ Google, họ là một ông vua tìm kiếm, có thực lực tài chính vô cùng mạnh, họ tham gia mạng xã hội với những sự khởi đầu như Wave, Buzz, Plus, và wave, buzz đã được khai tử, còn plus thì sao?
    Không biết mọi người nghĩ sao về nó, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ nó sẽ là một người khổng lồ được và thậm chí tôi tin chỉ vài năm nữa nó sẽ chững lại và suy yếu hẳn, tuy được đầu tư nhiều nhưng nó không có sự đột phá lớn, ngay cái tên "con" đã cho thấy tất cả, nó chỉ là kẻ ăn bám của Google mà thôi, thành viên thì đa số là dân công nghệ, do tính tính kỳ mà tham gia, thời gian dụng chỉ là phụ, ngay cả những ông chủ của nó cũng đâu có một hồ sơ đẹp cơ chứ. Đừng nghe thống kê mà nghĩ nó lớn mạnh, nếu không tạo ra một giá trị lớn cho người dùng như FB, Linkedin, Twitter.. thì ngày tàn sẽ nhanh đến.
    Nếu khi nào nó còn không được độc lập, ngay cả từ cái tên thì sẽ không thể tạo ra giá trị khác biệt, đích thực cho người dùng có thể trải nghiệm.

      hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXm5Wahp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60.
    • hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWaScoae3-A.
    hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZeVnYSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZKBamGdqbIhwsbA.
  • herbert white's picture
    herbert white
    1326646968

    This looks like a fascinating discussion and reflects one of the key attributes of Anphabe - open and free discussion. I intend to print this out as it is lengthy and the translation (google translate) is imperfect. I will be flying a lot next week (16 hours in the air) so I will have plenty of time to work through it ^_^.

      hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXnJuWhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60.
    • hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWeYboae3-A.
    hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZibmYSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZKBalWttcYhwsbA.

Pages

hZWZmZhimnKbm5KExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...