Nhóm câu hỏi phỏng vấn việc làm tiếng Nhật chuẩn nhất
Bạn là cử nhân ngành ngôn ngữ Nhật hoặc đã học một khóa tiếng Nhật đang muốn tìm kiếm cơ hội việc làm tiếng Nhật tại các công ty/doanh nghiệp Nhật Bản có trụ sở đặt ở Việt Nam. Bạn đã vượt qua vòng gửi hồ sơ, chuẩn bị bước vào vòng phỏng vấn trao đổi trực tiếp với các chuyên viên tuyển viên tuyển dụng đầy khó khăn và thử thách.
Để giúp bạn vượt "Vượt Vũ Môn" thành công HRchannels giới thiệu cho bạn " Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn việc làm tiếng Nhật" do chính một chuyên viên HR kinh nghiệm 5 năm làm việc bật mí cho bạn - Chị Bùi Huyền, Trưởng nhóm tuyển dụng chuyên tuyển dụng nhân sự các vị trí :trợ lý, phiên dịch, nhân sự, sản xuất, Sales, QC,...tại HRchannels – Công ty Headhunter hàng đầu Việt Nam.
Theo chị Bùi Huyền, có 3 nhóm câu hỏi chính nhằm thử thách các ứng viên có CV ấn tượng, được chọn lọc theo quy trình tuyển dụng kỹ lưỡng và chuyên nghiệp.
I. Nhóm câu hỏi tổng quan: Giới thiệu sơ lược về bản thân
Dẫu rằng CV đã “bật mí” bạn là ai, đến từ đâu và có những kinh nghiệm phù hợp ở một mức độ nhất định với yêu cầu của vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, ứng viên cần chủ động chia sẻ các thông tin sau, tránh trả lời lắt nhắt để nhà tuyển dụng phải hỏi nhiều lần. Điều này sẽ khiến bạn “ghi điểm” về khả năng giao tiếp và tự tin thể hiện thương hiệu cá nhân.
1. Thông tin cá nhân: Tên, tuổi, quê quán, tình trạng hôn nhân
Việc xác nhận các thông tin cá nhân nhằm giúp Giám đốc nhân sự xác định bạn không phải là ứng viên giả mạo, tránh xảy ra những sai sót trong quy trình tuyển dụng.
2. Các thông tin background:
Bằng cấp:
Bạn đã tốt nghiệp từ trường Đại học nào ở Việt Nam/ nước ngoài?
Theo chị Huyền, bằng cấp đóng vai trò then chốt trong việc quyết định bạn sẽ nhận mức lương nào nên bạn cần điểm danh các bằng cấp, chứng chỉ bạn gặt hái được trong suốt quãng thời gian đèn sách bạn nhé.
Trình độ ngoại ngữ:
Ứng viên cần lưu ý các thông tin sau:
- Bạn học chuyên ngành tiếng Nhật hay du học sinh tại Nhật và trình độ JLPT ở mức N mấy (N1/2/3..)?
- Bạn không học không chuyên ngành: Học tại các Trung tâm ở Việt Nam hay đi xuất khẩu lao động (Thực tập sinh, tu nghiệp sinh) tại Nhật và đạt trình độ JLPT ở mức N mấy (N1/2/3..)?
3. Kinh nghiệm làm việc:
- Bạn đã từng có kinh nghiệm làm việc tại những vị trí nào có sử dụng tiếng Nhật rồi, tại Việt Nam hay Nhật Bản?
Gợi ý:
Ứng viên cần tập trung trả lời vào kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ như bạn đang ứng tuyển vào vị trí Trưởng phòng nhân sự thì trước đó bạn cần “thạo việc” của một chuyên viên C & B hay Chuyên viên tiền lương và phúc lợi; Chuyên viên tuyển dụng hay Thực tập sinh nhân sự,...
Dĩ nhiên, các headhunters cấp cao sẽ “cộng điểm ưu tiên” cho các ứng viên có kinh nghiệm làm việc tại xứ sở mặt trời mọc và “thạo việc kiêm thạo tiếng”.
Bật mí: Nếu nhà tuyển dụng đang “bật đèn xanh” cho bạn thì họ sẽ hỏi chi tiết về kinh nghiệm trước đó như cách làm việc, bộ phận, người báo cáo, thành tích nổi bật,... của bạn tại vị trí đó). Câu hỏi càng tập trung vào các tiểu tiết công việc và bạn càng hăng say trả lời thì tin vui trúng tuyển sẽ sớm đến gõ cửa nhà bạn ngay thôi.
II. Các câu hỏi về định hướng, nhìn nhận tính cách
1. Bạn chuyển việc vì lý do nào?
Một trong các lý do khiến nhân viên chuyển việc có thể là do họ không thể đáp ứng yêu cầu công việc hay không thể hòa hợp với môi trường làm việc, hoặc đơn giản đã đến lúc họ ra đi để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn để phát triển bản thân. Một lý do thay đổi công việc phù hợp cùng các bài học kinh nghiệm học được từ công ty cũ sẽ khiến bạn được đánh giá cao bởi tinh thần học hỏi và cầu tiến.
2. Định hướng về công việc sắp tới của bạn như thế nào?
Phó nhóm tuyển dụng Bùi Huyền cho rằng bạn cần nêu rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để chứng tỏ công việc này sẽ trở thành một phần cuộc sống của bạn.
Kế hoạch ngắn hạn: Bạn cần “lấy ngắn nuôi dài”, nghĩa là những mục tiêu ngắn hạn sẽ là những bước chạy đà vững chắc cho thành công của bạn. Kế hoạch ngắn hạn nên đảm bảo các nhiệm vụ trong phần mô tả công việc, tạm gọi là bước đầu xây dựng bảng thành tích kinh nghiệm và thương hiệu cá nhân.
Kế hoạch dài hạn của bạn trong 5 năm tới giúp chuyên viên nhân sự xác định liệu rằng bạn có tiềm năng đóng góp lâu dài cho tổ chức hay không. Bạn nên cân nhắc đề cập đến những nỗ lực nắm bắt các cơ hội thăng tiến để trở thành nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp thay vì đề cập đến các mục tiêu xa xôi.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỏi về chế độ xét tăng lương và thưởng dự án để gia tăng động lực làm việc lâu dài bạn nhé.
3. Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này?
Đây là một câu hỏi quen thuộc nhằm xác định liệu rằng bạn có tình yêu với công việc này hay không? Bạn có đủ tự tin với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn khi “đầu quân” cho vị trí này?
Bạn hiểu những công việc chính của việc làm tiếng Nhật mình ứng tuyển đến đâu? Những khó khăn một nhân viên tiếng Nhật có thể gặp phải trong quá trình xử lý công việc là gì? Tại sao bạn chọn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
Đây có thể là tất cả những câu hỏi bạn có thể phải vượt qua trong cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật. Bởi vậy, bạn hãy tập dượt trước gương hoặc trước người thân, bạn bè tin cậy của mình để tránh căng thẳng, tham vấn ý tưởng thú vị nhằm xây dựng câu trả lời đúng và trúng ý của hội đồng tuyển dụng bạn nhé.
4. Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
Câu hỏi này sẽ trở thành “ngôi sao hy vọng” cho bạn khi đề cập đến điểm mạnh của bạn khi ứng tuyển việc làm tiếng Nhật.
Câu trả lời gợi ý: Bạn nên kể một câu chuyện về quá trình bạn đã được truyền cảm hứng và vun đắp tình yêu với vị trí ứng tuyển. Đồng thời, những kinh nghiệm và bài học quý giá bạn đúc kết được trong quá trình làm công việc ở vị trí liên quan sẽ luôn được đánh giá cao hơn các ứng viên đối thủ.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên highlight những hiểu biết của mình về công ty như lịch sử thành lập, các sản phẩm/ dịch vụ công ty đã triển khai,… để ghi thêm điểm nhé.
5. Bạn có sẵn sàng làm việc thêm giờ không?
Theo chị Bùi Huyền thì ứng viên cần “liệu cơm gắp mắm” câu trả lời tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của từng vị trí. Tuy nhiên, mẫu số chung cho một câu trả lời hoàn hảo sẽ là: “Tôi sẵn sàng làm việc tăng ca khi công việc đang yêu cầu đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, để cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tôi sẽ đến sớm để dành thời gian lập kế hoạch cho cả một ngày dài, bao gồm việc gặp gỡ các đối tác khách hàng và trao đổi công việc với các đồng nghiệp”.
Chị Huyền đánh giá đó là một câu trả lời khôn ngoan khi vừa thể hiện được tinh thần luôn sẵn sàng chủ động trong công việc, vừa thể hiện được kỹ năng lập kế hoạch và luôn đặt các deadlines cùng chất lượng công việc lên hàng đầu.
6. Câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, quan điểm sống
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Bạn nên tập trung vào các keywords: có khả năng tạo động lực, chăm chỉ, có khả năng lập kế hoạch và xử lý tình huống linh hoạt. Bên cạnh đó, câu trả lời cần cho thấy bạn là một ứng viên khiêm tốn, hiểu biết và sẵn sàng làm việc vì sự phát triển chung.
Khi đề cập đến điểm yếu, bạn cũng đừng ngần ngại đề cập đến các thất bại như bị sa thải, bị sếp và đồng nghiệp đánh giá thấp vì năng lực kém và thiếu hòa đồng. Quan trọng là “vấp ngã ở đâu thì đứng lên ở đó, điều bạn học được từ thất bại mới thực sự đáng trân trọng”, chị Huyền chia sẻ. Vậy hãy dũng cảm thừa nhận những điểm yếu đó và thể hiện sự sẵn sàng thay đổi tích cực bạn nhé.
- Mô tả quan điểm sống của bạn bằng ba từ?
Quan điểm sống phản ánh ứng viên nhìn nhận và ứng xử các tình huống trong công việc như thế nào. Một nhân sự cao cấp của tổ chức là người luôn tư duy tích cực và giàu trí tuệ cảm xúc. Chuyện gì đến cũng là chuyện cần đến, người bạn gặp là người bạn cần gặp. Vậy nên hãy làm việc hết mình và đón nhận những điều đến với bạn bằng một trái tim ấm áp và một cái đầu lạnh bạn nhé.
- Bạn thường làm gì khi “tan sở”?
Câu nói tâm đắc nhất của chị Huyền là: “Việc bạn chọn làm từ 6h tối đến 12h đêm sẽ quyết định bạn là ai?” Điều này thật chính xác bởi 8 tiếng nơi công sở sẽ thật vật vã và nhàm chán nếu như bạn không biết mình đang làm việc vì điều gì.
Gợi ý: Bạn nên đề cập đến việc học hỏi các kỹ năng khác sau giờ tan làm. Ví dụ như bạn là một biên tập viên nội dung cho một website, bạn cần đọc nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm về SEO và đọc thật nhiều sách về các lĩnh vực khác nhau để nội dung các bài viết của bạn luôn phong phú với văn phong mượt mà kiêm độc lạ.
7. Bạn ứng phó như thế nào với các căng thẳng?
Khi làm việc cùng các khách hàng và đối tác, căng thẳng thường xuyên là “vị khách không mời mà đến”. Cách bạn ứng phó với căng thẳng có thể cho thấy khả năng giải quyết vấn đề trong quá trình làm việc.
8. Bạn sẽ làm gì nếu trễ deadline?
Câu hỏi này nhắc nhở bạn về ý thức theo kịp deadline của một công việc. Điều này có lợi cho kết quả làm việc nhóm.
Gợi ý: “Tôi thừa nhận việc trễ deadline là do bản thân chưa chủ động sắp xếp thời gian để nghiên cứu và lập kế hoạch công việc. Tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để xây dựng bản kế hoạch chi tiết cho công việc trong tuần để luôn hoàn thành công việc đúng hoặc thậm chí vượt deadline”.
III. Nhóm câu hỏi về mong muốn
1. Bạn mong muốn làm việc trong môi trường như thế nào?
“Nhập gia tùy tục”, nhân viên mới cần hòa nhập tốt với môi trường công ty để vượt qua thời gian thử việc và trở thành thành viên chính thức của tổ chức.
Bởi vậy, chị Bùi Huyền mách nhỏ bạn nên chuyển buổi phỏng vấn sang một cuộc trò chuyện thân mật nhằm để nhà tuyển dụng chia sẻ về chính văn hóa công ty bên họ. Việc trở thành một chú tắc kè đổi màu thích nghi với hoàn cảnh luôn là một lựa chọn khôn ngoan.
2. Mức lương và chế độ đãi ngộ bạn mong muốn là gì?
Mức lương phản ánh năng lực thực tế. Tuy nhiên, để tránh đề xuất mức lương trên trời, bạn cần khảo sát mức lương thực tế trên thị trường và mức lương công ty đề xuất trong phần mô tả công việc.
3. Bạn có thể bắt đầu đi làm từ khi nào?
“Trâu chậm uống nước đục”, thay vì chần chừ chọn thời điểm bắt đầu đi làm thì hãy sẵn sàng với câu: “Tôi có thể bắt tay vào công việc càng sớm càng tốt” để các headhunter “gật đầu lia lịa” về tinh thần làm việc của bạn.
4. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi?
Việc chủ động đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng luôn được đánh giá cao thay vì chỉ trả lời câu hỏi của họ.
Bạn có thể hỏi về thời gian nhận kết quả phỏng vấn hay bất cứ thông tin nào về tổ chức và vị trí công việc như văn hóa công ty, các chế độ thưởng – phạt – đãi ngộ,… để xác định bạn và công ty có thực sự “thuộc về nhau” không.
Trên đây là thông tin về trọn bộ câu hỏi phỏng vấn việc làm tiếng Nhật tại Hà Nội. Hi vọng bài viết trên đây của HRchannels.com sẽ mang đến cho bạn những chiến thuật lợi hại để bạn “bách chiến bách thắng” khi phỏng vấn mặt đối mặt với trưởng phòng nhân sự của doanh nghiệp bạn vẫn hằng mơ ước. Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay góp ý nào, xin hãy tham gia vào phần bình luận trong comment phía dưới bài viết nhé.