Tìm hiểu chi tiết về 6 chức năng của HR Manager
Chức năng của HR Manager (Trưởng phòng nhân sự) rất quan trọng bởi đây là người góp sức vào công cuộc dựng xây nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu tuyển dụng HR Manager hay Trường phòng nhân sự tại các doanh nghiệp tới nay chưa bao giờ hết sức nóng.
Để tìm hiểu chi tiết về chức năng của HR Manager hay Trưởng phòng nhân sự, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels về các chức năng của HR Manager nhé.
1. Bổ sung đội ngũ “chất xám” cho doanh nghiệp
Nhân viên là tế bào của tổ chức. Chính vì thế, nhiệm vụ quan trọng nhất của HR Manager hay Trưởng phòng nhân sự là săn lùng nhân tài cho tổ chức. Trong thời đại hiện nay, vai trò tuyển dụng của HR Manager cũng đã thay một diện mạo khác.
Nghĩa là thay vì lấp đầy khoảng trống nhân sự, Trưởng phòng nhân sự có nhiệm vụ “thay máu” cho tổ chức. Từ đó, đội ngũ nhân sự “chất” giúp cải thiện tầm vóc doanh nghiệp nhanh chóng và ngân sách dành cho tuyển dụng không đi về hư vô.
Tại sao trong khi sinh viên các trường Đại học tốt nghiệp ồ ạt mà HR Manager vẫn khá vất vả trong công cuộc tìm kiếm đội ngũ chất xám cho tổ chức? Do yêu cầu đặt ra của HR Manager cao hay do năng lực nguồn lực không đủ để khỏa lấp chỗ trống nghề nghiệp?
Đó là một câu hỏi trăn trở đối với những người đứng đầu ngành nhân sự. Trách nhiệm của họ vừa là tuyển những nhân sự tốt cả về kinh nghiệm, bằng cấp, các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, khả năng hòa hợp cùng tổ chức và quan trọng hơn là thái độ tích cực kiêm khả năng quản lý cảm xúc trong làm việc nhóm, xây dựng, mở rộng mối quan hệ bền chặt giữa đồng nghiệp – sếp, đồng nghiệp – đồng nghiệp.
2. Xây dựng quy trình quản lý hiệu suất của nhân viên
Đo lường hiệu suất của nhân viên trong tổ chức thường được HR Manager tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhìn thẳng vào kết quả thực tế để xây dựng kế hoạch tiến về phía trước. Quan trọng hơn, điều này giúp nâng cao tính minh bạch trong tiến trình trưởng thành của nhân viên, đồng thời hạn chế những rủi ro trong việc thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.
Trên thực tế, hiệu suất làm việc của nhân viên hiện nay đều được đo trên thông số KPI, trong khi các ông lớn như Google, Facebook, Adobe, Dell, Dropbox, LinkedIn,... lại sử dụng chỉ số OKR để gắn kết nhiệm vụ của phòng ban này với phòng ban khác, của lãnh đạo với nhân viên,... Hệ thống này tạo ra sự đồng lòng và niềm hạnh phúc của nhân viên trong việc triển khai các trách nhiệm, từ đó sản sinh ra sự tương hỗ, giúp giảm căng thẳng và tăng tiến độ thực hiện công việc.
3. Xây dựng, quản lý và thực hiện chế độ thưởng và phúc lợi
Có một thực tế rằng, bên cạnh mức lương hấp dẫn thì những thanh nam châm mang tên “thưởng” và “phúc lợi” có ma lực hấp dẫn mọi thế hệ người “làm công ăn lương” và từ bao giờ đã trở thành nhân tố lựa chọn tổ chức phù hợp của nhân viên.
Từ đó, HR Manager hay Trưởng phòng nhân sự có trách nhiệm cân đối giữa lợi ích của nhân viên với ngân sách của doanh nghiệp, sao cho mức lương cho các vị trí đạt thứ hạng cao nhất trên thị trường, chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên cũng thuộc hàng thượng đẳng.
4. “Chất xúc tác” trong các mối quan hệ nội bộ
Mối quan hệ nội bộ là những điều mà doanh nghiệp nào cũng luôn phấn đấu xây dựng và phát triển. Trưởng phòng nhân sự hay HR Manager chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động teambuilding nhằm gắn kết các nhân sự trong tổ chức với nhau, với các C – suit – nhân vật “chiếu trên” của doanh nghiệp.
Đồng thời, việc bài trừ các nhân viên reo rắc văn hóa độc hại trong doanh nghiệp cũng là chức trách của Trưởng phòng nhân sự, giúp thanh lọc tổ chức và nâng cao tinh thần làm việc tích cực.
5. Đào tạo nguồn nhân lực
Tùy thuộc vào cơ cấu doanh nghiệp, công việc đào tạo nhân sự được “cầm trịch” bởi Trường phòng đào tạo (Training Manager) hoặc do một tay HR Manager (Trưởng phòng nhân sự).
Nhu cầu của khách hàng hiện đang thay đổi từng giờ buộc thị trường nhân lực phải thay đổi cho hợp với xu thế. Từ đó, vai trò của HR Manager lại nâng lên một tầm cao mới: tham mưu, hỗ trợ CEO triển khai nội dung chương trình đào tạo và tiến hành đo lường, đánh giá kết quả đầu ra của các khóa đào tạo theo từng dự án.
Quả ngọt đạt được chính là những thế nhân sự đa nhiệm, tiên phong trong vai trò nhà lãnh đạo, giúp doanh nghiệp dành về nhiều hợp đồng có lợi và chăm sóc khách hàng từ chân tơ kẽ tóc.
6. Thuê ngoài tuyển dụng
Nếu như trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) hoặc các startups, Trưởng phòng nhân sự đảm nhiệm các chức trách của CHRO – Giám đốc nhân sự thì chức năng của HR Manager còn là triển khai các hoạt động thuê ngoài tuyển dụng.
Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô và nhận về nhiều các dự án tầm cỡ, tái cơ cấu hoặc đang vùng vẫy trong cơn biến động nhân sự, tuyển người online không hiệu quả, sử dụng dịch vụ thuê ngoài tuyển dụng sẽ giúp rút ngắn thời gian tìm kiếm ứng viên phù hợp.
Đặc biệt, khi bạn đang mỏi mắt tìm kiếm nhân sự quản lý cấp trung và lãnh đạo cấp cao, bạn cần thuyết phục CEO và Hội đồng quản trị trích nguồn ngân sách sử dụng dịch vụ Headhunter từ các công ty cung cấp nhân sự cấp cao.
Muốn thuyết phục thành công được ban lãnh đạo, bạn nên tham khảo Top các công ty cung cấp nhân sự cấp cao uy tín, trong đó HRchannels – Công ty giải pháp nhân sự cấp cao uy tín hàng đầu Việt Nam sẽ là giải pháp “vàng” cho bạn với uy tín trên 11 năm kinh nghiệm “lấp đầy và thay máu” nhân tài cấp cao cho tổ chức.
Chưa kể rằng, đến với Headhunter HRchannels, HR Manager hay Trưởng phòng nhân sự sẽ được hưởng trọn những ưu đãi với gói bảo hành ứng viên từ khi chốt lịch phỏng vấn cho đến khi kết thúc quá trình thử việc. Ngoài ra, muôn điều khó, vạn điều khúc mắc trong quá trình tuyển dụng nhân sự cấp cao, bạn cũng có thể liên hệ với các chuyên viên tuyển dụng của HRchannels thạo thị trường tuyển dụng và đặc điểm kinh tế ngành để nhận về những tư vấn “không còn gì chất hơn”.