Tổng hợp cách phỏng vấn ứng viên ngành kỹ thuật
Máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp giải phóng sức lao động của con người. Theo thời gian, kỹ thuật chế tạo máy sản xuất càng hiện đại, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thành lập phòng kỹ thuật chuyên nghiên cứu, lựa chọn và vận hành hệ thống dây chuyền sản xuất. Đó chính là lý do rất nhiều nhà tuyển dụng gửi thông điệp đến TalentBold hỏi về cách phỏng vấn ứng viên ngành kỹ thuật. Và bài viết hôm nay sẽ tập trung hồi đáp thông điệp này.
I. Đặc thù của ứng viên ngành kỹ thuật
Hiểu được đặc thù của ứng viên ngành kỹ thuật, nhà tuyển dụng sẽ thuận lợi uyển chuyển gắn kết với yêu cầu công việc thực tế của doanh nghiệp
1. Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật
Bằng tốt nghiệp các chuyên ngành kỹ thuật như cơ khí, điện, điện tử viễn thông, phần mềm tin học… là điều kiện đầu tiên đối với ứng viên ngành kỹ thuật.
Đa phần đào tạo ngành kỹ thuật hiện nay đều xen kẽ các giờ thực hành, dù không nhiều nhưng sự cải tiến này cũng đã góp phần giúp ứng viên thuận lợi nắm bắt thực tế công việc sau này.
2. Trình độ ngoại ngữ
Dù làm việc trong ngành kỹ thuật, ít tiếp xúc giao tiếp nhưng những bản vẽ kỹ thuật bằng tiếng Anh, những buổi trao đổi cũng đối tác nước ngoài… sẽ xuất hiện trong quá trình làm việc.
Do vậy, các ứng viên đều ý thức trau dồi ngoại ngữ, tuy nhiên, đa phần vẫn là ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ giao tiếp không thật sự cao.
3. Trau dồi học hỏi thường xuyên
Công nghệ ngày càng cải tiến, việc tiếp tục học tập, tham gia các khóa đào tạo sau khi ra trường vẫn rất cần thiết. Nhưng không mấy ứng viên chú trọng yếu tố này, họ quan niệm chính thực tế công việc sẽ giúp họ nâng cao tay nghề.
4. Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm
Đa phần dân kỹ thuật thích tập trung vào chuyên môn, nghiên cứu, mày mò, khám phá kỹ thuật nên kỹ năng giao tiếp của họ thường ít được đầu tư. Bù lại, sự tập trung, chú tâm công việc của ứng viên kỹ thuật được đánh giá cao, nâng cao tính chuyên nghiệp trong quy trình làm việc nội bộ nhóm và giữa các nhóm trong doanh nghiệp.
II. Những thuật ngữ kỹ thuật đa ngành nghề
Mỗi vị trí tuyển dụng kỹ thuật sẽ yêu cầu những kỹ năng, nghiệp vụ kỹ thuật đặc biệt. Người phụ trách phỏng vấn trước khi tiến hành nhiệm vụ cần trang bị cho mình một số kiến thức kỹ thuật phổ biến
1. Thuật ngữ kỹ thuật
-
Cách đọc bản vẽ kỹ thuật
-
Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật
-
Tiêu chuẩn ISO 13823: 2008, ISO 9001:2015, ISO 9001:14001...
2. Phần mềm dành cho khối kỹ thuật
-
Phần mềm Autocad
-
Phần mềm 3Dmax
-
Phần mềm Photoshop
-
Phần mềm SAP
-
SketchUp
III. Câu hỏi phỏng vấn ứng viên ngành kỹ thuật hiệu quả nhất
Danh sách câu hỏi phỏng vấn dưới đây có phạm vi áp dụng rộng rãi trong mọi ngành kỹ thuật
1. Ứng viên tự nhận định bản thân
-
Bạn nhận thấy tố chất nào ở bản thân phù hợp công việc trong lĩnh vực kỹ thuật?
-
Bạn thấy mình còn những hạn chế nào cần khắc phục không? Bạn sẽ khắc phục bằng cách nào?
-
Bạn thích làm việc độc lập hay làm việc nhóm?
-
Sau khi tốt nghiệp, bạn có bổ sung chứng chỉ kỹ thuật nào mới không?
2. Kinh nghiệm làm việc thực tế
-
Hãy chia sẻ với chúng tôi dự án kỹ thuật khó nhất mà bạn từng tham gia?
-
Bạn đã từng thất bại trong dự án nào trước đây chưa? Bạn rút ra được bài học gì?
-
Thành công của dự án kỹ thuật nào khiến bạn cảm thấy tự hào nhất? Bạn đóng góp vai trò gì trong dự án đó?
-
Khi tiếp nhận dự án kỹ thuật mới, bước đầu tiên bạn sẽ làm gì?
-
Khi tác nghiệp, bạn có áp dụng biện pháp an toàn nào để bảo vệ cho mình và đồng nghiệp không?
-
Theo bạn, điều gì gây khó khăn nhất khi xây dựng kế hoạch dự án kỹ thuật (cơ khí, xây dựng, môi trường, điện…) ?
-
Công việc kỹ thuật luôn đối mặt với căng thẳng, áp lực, bạn làm cách nào để vượt qua điều này và tập trung cho công việc?
3. Kỹ năng mềm
-
Khi nói chuyện với những người không làm việc trong ngành kỹ thuật, bạn làm cách nào để truyền tải những khái niệm kỹ thuật đến họ?
-
Cùng một lúc có thể phải triển khai nhiều dự án, bạn quản lý thời gian thế nào để đảm bảo hiệu quả công việc?
-
Bổ sung kiến thức là điều cần thiết đối với người làm kỹ thuật, bạn thường sử dụng những kênh thông tin nào?
-
Có dự án nào buộc bạn phải làm đi làm lại nhiều lần chưa? Bạn cảm thấy thế nào về thách thức này?
-
Khi phải hợp tác với người đồng nghiệp khó tính hoặc thiếu hợp tác, bạn sẽ làm gì để không ảnh hưởng đến công việc?
4. Liên quan đến vị trí ứng tuyển
-
Theo bạn, kỹ năng quan trọng nhất đối với vị trí ( kỹ sư điện, nhân viên cơ khí, trưởng phòng kỹ thuật…) là gì?
-
Bản mô tả công việc trong tay bạn, bạn nghĩ mỗi ngày những công việc bạn phải đảm nhận là gì?
-
Bạn có thể dự đoán những thách thức nào bạn sẽ phải đối mặt ở vị trí này không?
-
Nếu một dự án mới giao cho bạn, bạn chưa định hình quy trình triển khai hoặc chưa chắc chắn mình có hoàn thành được hay không, bạn sẽ là gì?
-
Bạn có thể tính toán chi phí dự trù cho dự án kỹ thuật không?
-
Hãy thuyết phục chúng tôi tuyển dụng bạn vào vị trí này?
-
Bạn kỳ vọng điều gì nếu trúng tuyển tại vị trí này?
Lựa chọn cách phỏng vấn ứng viên ngành kỹ thuật hiệu quả sẽ hỗ trợ nhà tuyển dụng tối ưu hóa chất lượng quy trình tuyển dụng. Một ứng viên chất lượng không hẳn là ứng viên giỏi nhất, mà là ứng viên phù hợp đặc thù và định hướng phát triển của doanh nghiệp nhất. Với những chia sẻ của TalentBold trên đây, chắc chắn mọi doanh nghiệp kỹ thuật đều tìm thấy nền tảng phỏng vấn ứng viên hiệu quả nhất cho chính doanh nghiệp của mình. Chúc bạn và doanh nghiệp thành công!