Vị trí CHRO làm những công việc gì?
CHRO hay Giám đốc nhân sự hoặc Giám đốc tuyển dụng là người hiểu hơn ai hết các thủ thuật “quy nhân tài về một mối” và thao túng bức tranh tuyển dụng của doanh nghiệp. Vậy CHRO là gì cũng như những đóng góp to lớn của vị trí này cho doanh nghiệp như thế nào? Bạn đọc hãy cùng HRchannels tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
1. CHRO là gì?
CHRO là viết tắt của cụm từ Chief Human Resources Officer, chỉ chức danh Giám đốc nhân sự hay Giám đốc tuyển dụng người đứng đầu Phòng Nhân sự của doanh nghiệp, cố vấn cho CEO chiến lược tìm kiếm, đào tạo và phát triển con người.
Doanh nghiệp cũng giống một dân tộc với những bản sắc riêng, sứ mệnh riêng. Bởi vậy, CHRO đảm trách sứ mệnh cao cả của mình: lắp ghép những mảnh hoàn hảo còn thiếu có khả năng xây đắp và làm giàu có thêm bản sắc đó và làm sáng thêm sứ mệnh đó.
2. CHRO có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?
Dưới đây là các vai trò chính mà CHRO thâu tóm:
2.1. Nhà truyền thông xuất sắc
Muốn tuyển nhân sự “chuẩn form” doanh nghiệp, CHRO cần truyền đạt thông tin chính xác cho ứng viên trước, trong và sau quá trình ứng tuyển. Cụ thể như yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, bằng cấp cùng các kỹ năng mềm khác cho vị trí ứng tuyển, thời gian phỏng vấn và báo kết quả phỏng vấn, cộng thêm chi tiết về lương và quyền lợi của ứng viên.
Đặc biệt, sau khi được ghi nhận là nhân tố tiềm năng của tổ chức, CHRO cần thông tin cho ứng viên về các nội quy, cũng như văn hóa công ty để thử thách ứng viên trong 2 tháng thử việc. Chưa kể rằng, Giám đốc nhân sự còn lên kế hoạch đẩy mạnh truyền thông nội bộ qua các kênh truyền thông như email, group hay diễn đàn nội bộ nhằm tạo liên kết bền chặt giữa các nhân viên với nhau và với công ty.
Bên cạnh đó, CHRO còn thông tin ngược lại cho Ban Giám đốc về tình hình nhân sự tại các Phòng ban và lấy đó làm căn cứ đánh giá chất lượng của mỗi đợt tuyển dụng.
Tựu chung lại, CHRO hay Giám đốc tuyển dụng là người bầu bạn, lắng nghe, chia sẻ và dàn xếp tất cả các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.
2.2. Người đi đầu trong sử dụng công nghệ vào quản trị nhân sự
CHRO áp dụng phần mềm quản trị nhân sự nhằm theo dõi KPI của bộ phận nhân sự và các phòng ban của tổ chức một cách khoa học. Từ đó, họ có thể nhìn thấu được ai là người “lên level”, ai là người cần nỗ lực để dễ dàng đo lường bảng lương và các chỉ số phúc lợi khác.
Nhờ có phần mềm quản trị nhân sự, CHRO cũng giảm tải gánh nặng quản lý hồ sơ ứng viên, theo dõi và chăm sóc ứng viên tiềm năng, đo lường và thông báo kết quả phỏng vấn, chấm công,… nhằm đảm bảo tỷ lệ hài lòng của ứng viên đạt mức cao nhất.
Quản trị nhân sự là quản trị con người, quản trị những cơ hội và rủi ro trong quá trình tuyển dụng. Những sứ mệnh nặng nề đó không bao giờ khiến Giám đốc tuyển dụng gục ngã, vạn sự nằm ở chính nền tảng công nghệ mà CHRO đó đã lựa chọn và tin tưởng như hành trang theo suốt cuộc đời mình.
2.3. Kẻ lan truyền năng lượng tích cực về văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có thể coi là bước chạy đà của sự tăng trưởng. CHRO kiêu hãnh đứng trong hàng C – suit quyền lực kiến tạo và phát triển giá trị của doanh nghiệp. Bằng quy trình đào tạo và huấn luyện ứng viên mới chuyên nghiệp, CHRO luôn tự hào là người thầy của những “người thợ” có trái tim yêu nghề luôn thổn thức trên ngực trái, luôn sẵn sàng lắng nghe và truy vấn “chất xám liều cao” nhằm hiện thực hóa các yêu cầu của người tiêu dùng – điều mà doanh nghiệp luôn vươn mình kỳ vọng.
2.4. CHRO - “người tung hứng” ăn ý với CCO, CFO, CPO
CHRO đảm trách việc cung ứng nhân tài cho các Phòng ban. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ kế hoạch tuyển dụng của CCO (Giám đốc kinh doanh), CPO (Giám đốc sản xuất) và đặc biệt là CFO (Giám đốc tài chính) thì giám đốc tuyển dụng chẳng những không thể tuyển người phù hợp mà còn phạm quy trong ngân sách tuyển dụng.
Thêm vào đó, nếu như bắt tay với các công ty giải pháp nhân sự là một lựa chọn khôn ngoan thì CHRO cần ngồi lại và thương lượng cùng CFO để có được nhân tài xuất chúng đấy.
Trên đây là thông tin hữu ích về khái niệm CHRO và những giá trị cao cả mà vị trí nhân sự cấp cao này đóng góp cho doanh nghiệp.
Hi vọng bài viết trên đây của HRchannels.com sẽ mang đến cho bạn những hiểu biết thú vị về người đứng đầu Phòng nhân sự. Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay góp ý nào cần HRchannels giải đáp thì hãy tham gia vào phần bình luận phía dưới bài viết nhé.
-----------------
Nguồn ảnh: internet