Xã hội đi lên khiến con người trở nên vô cảm?
Trong thời gian gần đây, báo chí đề cấp nhiều đến nỗi vô cảm, lạnh lùng của con người, chẳng hạn như vụ đứa bé 2 tuổi ở Trung Quốc hay những vụ tai nạn liên hoàn làm 2 người chết, 17 người bị thương. Một số người đi đường không những không cứu giúp người bị nạn mà thừa cơ lợi dụng lấy hết tài sản của nạn nhân.
Dường như thái độ lạnh lùng, dửng dưng của con người đang diễn ra khắp nơi. Tại sao? Vì người ta sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình? Vì đó là điều bình thường, một lẽ hiển nhiên trong xã hội? Hay vì chúng ta quá sợ hãi với các hành vi lừa đảo và dữ tợn của một thành phần thông qua ngòi bút của báo chí?
Pages
- Joseph Vu1324028938
Theo cái nhìn của mình thì xã hội đang đi theo dòng chảy của nó. Còn nếu tính theo benchmark qua các thời kỳ thì chưa chắc chúng ta đang ở trong chu kỳ đi lên của xã hội. Ngày nay con người có thể làm ra nhiều sản phẩm hay hơn ngày xưa, tiền kiếm nhiều hơn, nhà cao hơn, đường nhiều hơn... nhưng cũng có nhiều bệnh hơn, khói bụi nhiều hơn, ô nhiễm nhiều hơn, người đói thì có thể ít nhưng người nghèo thì vô số kể... Hay quay lại chủ đề bạn đang đề cập: sự vô cảm phổ biến hơn.
Con người ít tin tưởng nhau hơn để làm nhiều điều có ích mà thiên về sự hoài nghi, làm việc gì cũng nhìn trong ngắn hạn, chộp giật ...
Con người cũng ít hy vọng vào tương lai hơn mà chỉ mong cuộc sống diễn ra tốt đẹp theo từng ngày nên kế hoạch mang tầm vĩ mô hay vi mô đều lục đục mà thiếu cái nhìn chiến lược bởi nói đến đâu cũng thấy những kẻ bất tài bàn lùi hay đơn giản là "rảnh nên ném đá"...
Và con người cũng ít yêu thương hơn.. âu cũng là cái giá của sự ích kỉ và yêu chính bản thân mình mà quên đi lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.. Con người giờ thưởng thức nghệ thuật cũng hướng vào cá nhân (ai ai cũng có ipod, ít ai thích nghe nhạc giao hưởng tại nhà hát...; rồi rạp hát tại gia;...). Cũng phải thực tế là chúng ta ai cũng dành thời gian cho cái máy vi tính hay cái điện thoại nhiều hơn là cho những người mình yêu quí... âu cũng là vì cái thời cạnh tranh gay gắt. Sau vài lần bị lừa thì cũng ngộ ra cái câu các cụ nói: bần cùng sinh đạo tặc nó cũng hay và chí lý biết bao.
Chắc là vì con người sinh ra trong mình mang một nỗi sợ, sợ bị đau, sợ bị khổ, sợ phải quay lại quá khứ vất vả... và chỉ muốn tiến lên và tiến lên... Nhưng rồi một ngày họ mải mê chạy thật nhanh và bất chợt giật mình vì mình chạy theo người ta để vượt qua người khác hay là mình chạy một mình về cái nơi vô định và tưởng là chạy trốn sự sợ hãi thì lại chạy thẳng đến nơi đáng sợ nhất - nơi chỉ có một mình mình.
Chẳng biết có phải xã hội phát triển thị vượng thì con người có thể ví trần gian như thiên đàng hay không nhưng thực tế là con người của Duy Thạch 10 năm trước nó bình an và giản dị bao nhiêu thì Duy Thạch của ngày hôm nay có cằn cỗi, lạnh lùng và "vô cảm" biết nhường nào. Ngày xưa thấy cái đẹp thì làm thơ, phổ nhạc hát vu vơ... ngày nay thấy cái đẹp thì nghĩ ngay đến cái giá để cái đẹp đó không tàn phai (ấy mà giờ làm vài câu thơ câu view thì bị chê là Sến liền nên cũng nản). Ngày xưa ra đường thấy chuyện bất bình thì xả thân phục vụ... ngày nay thấy "chuyện lạ" này là chuyện ngày thường ở Huyện! Ngày xưa muốn giúp sức phục vụ cho cái gì đó lớn lao... ngày nay chỉ nghĩ đến các con số.
Đấy.. vô cảm đấy! Nhưng nếu mình "ủy mị" mà thử không vô cảm xem... xã hội đào thải mình liền ấy chứ --> lại sợ!-
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXl5iRhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 4
- hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWKVaYae3-A.
-
More
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZOYlISh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZaBalWlwbptXb7Cx - Hoan Ha1323738733
Thực ra không ai vô cảm cả. Vấn đề ở chỗ họ thiếu lòng tin vào nhau.
Ra tay giúp đỡ 1 người bị nạn như bạn nêu là chuyện ai cũng sẵn sàng làm nếu như sau khi cứu giúp họ không bị mang tội. Cái tội xảy ra do chính người bị nạn tao dựng nên. Bạn bị buộc tội thay cho thủ phạm vì người bị nạn đang hoảng loạn. Hay như vụ cứu người bị hãm hiếp rồi bị kiện tội nhìn trộm nhà người khác, v.v.
Xã hội ko Vô cảm, chỉ là thiếu Lòng tin vào người khác thôi.
-
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXlpmahp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 3
- hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWGWcoae3-A.
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZKZnYSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwY6Bam25oWqGysQ.. -
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXlp2Whp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 3
- hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWGaboae3-A.
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZKdmYSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZKBalm1vaIhwsbA.- Khoa Bùi Hoàng Quốc1325561773
Khoa sống 5 năm ở Hà Lan, Khoa thấy cuộc sống lúc nào cũng vội vã và người ta ít có thời gian dành cho nhau. Họ có ít cơ hội để nói chuyện với nhau, thậm chí ở ngay cạnh nhau. Khi ngồi trên các phương tiện công cộng, ai cũng sắm cho mình một headphone và ít khi hỏi thăm nhau. Vì vậy, khi Khoa đi các phương tiện công cộng, Khoa rất thích ngồi cạnh những người không đeo headphone để có thể trò chuyện cùng họ, lúc đầu họ tò mò khi thấy một người nước ngoài đang bập bẹ ngôn ngữ của họ, sau đó mình có một chuyến đi rất thú vị, dù mình không biết người ta có chân tình với mình hay không.
Một kết quả khác Khoa thấy khi tham gia các đoàn thể hay nhà thờ, Khoa cũng thấy rất nhiều người ngồi một mình, không nói chuyện với ai; Khoa mới bắt chuyện làm quen với những người đó, lúc đầu họ dè chừng mình, không biết mình là thằng nào, nhưng dần dần với thời gian họ chia sẻ cho Khoa rất nhiều điều. Khoa kể ở thôn quê của Khoa mọi người sống rất vui vẻ cũng như quan tâm đến nhau, thậm chí 4 thế hệ sống cùng nhau. Họ trả lời Khoa là cuộc sống của họ cũng như vậy, nhưng 50 năm về trước, bây giờ chỉ Cha Mẹ và Con trong một gia đình.
Qua câu chuyện của Khoa, Khoa nhận thấy một điều: lần đầu tiên tiếp xúc lúc nào cũng khó khăn, nhất là khi trên báo chí lại có rất nhiều câu chuyện lừa đảo, bỏ thuốc mê....., chính lúc đó chúng ta có cảm giác dè chừng và nghi ngờ nhau " ko biết nó có ý đồ gì không ta?/??"; Khoa trải nghiệm điều này khi đi lạc đường, hỏi mấy bác xe ôm, không ai thèm trả lời; may quá Khoa vào tiệm nước mua 1 chai nước, họ sẽ chỉ mình tận tình luôn. Lúc đó Khoa nghĩ " nếu mình mang lại cái lợi gì đó cho người khác, thì chắc chắn người ta sẽ tiếp đón mình chu đáo hơn".
Trở lại câu chuyện của Khoa, xoá bỏ rào cản đầu tiên rất khó, nhưng nếu chân tình, cởi mở và chia sẻ, thì chắc chắn những lần sau tích cực hơn, và rào cản ban đầu đó hoàn toàn bị phá vỡ. Khoa thì về ăn nói không có giỏi, Khoa chỉ nghĩ sao thì Khoa nói như vậy. Chính vì vậy, Khoa có rất nhiều bạn bè ở mọi lứa tuổi, với ai Khoa luôn nghĩ mình sẽ học hỏi được rất nhiều điều và ai cũng có thể là "thầy" của mình trong một khía cạnh nào đó.
Tóm lại, phương châm sống của Khoa " Hãy bước đi trong yêu thương". Khi đối diện với một người hoàn toàn xa lạ, ta có thể gật đầu chào hỏi, vì biết đâu họ cũng đang chờ đợi điều đó.... và biết đâu mọi điều tốt đẹp đang chờ đón ta...và mọi thứ tốt đẹp bắt đầu từ những con số 0
-
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXmpaWhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 3
- hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWWTboae3-A.
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZaWmYSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZaBalWdxaJZXb7Cx -
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXl5WThp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 2
- hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWKSa4ae3-A.
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZOVloSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZaBalWlwbptXb7Cx- Hoang Pham1324873615
Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vô cảm của mỗi con người. Không hy vọng trong một trao đổi ngắn gọn có thể diễn đạt được hết, chỉ xin nếu những nguyên nhân chủ yếu như sau:
1. Xã hội chúng ta đang phát triển và đi lên. Đó là điều ai cũng nhận thấy và đều nhận xét như vậy. Tuy nhiên, theo tôi, đó chỉ là sự đi lên đơn thuần về mặt vật chất. Chúng ta "mở cửa" nền kinh tế, nhưng thực sự không chuẩn bị gì cho điều đó. Kinh tế tư bản có phần khác trong cách tiếp cận. Họ đi lên khi nền tảng tư tưởng, đạo đức, luật pháp... cũng được chăm chút và song hành. Và vì vậy, họ phát triển một cách có trật tự và có vẻ vững bền hơn. Giáo dục đóng vai trò rất lớn trogn vấn đề này.
2. Cuộc sống hiện đại với nhiều nhu cầu vật chất hơn. Và để có thể đáp ứng những nhu cầu đó, con người ngày nay sống vội hơn. Khi đã sống trong guồng máy sống vội, những giây phút sống với bản thân, chiêm nghiệm bản thân hoặc sống và chia xẻ với những người xung quanh, tất nhiên, sẽ ít đi hoặc không còn nữa. Cuộc sống giờ đây chỉ là theo đuổi những mục đích vật chất, và chính những điều này làm cho con người đang dần trở nên vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân và mọi người.
3. Các thứ hiện đại trong cuộc sống hiện đại: Internet, game online, các chương trình TV... quá đỗi phổ biến, có thể mang tới cho con người các phương thức nhanh nhất để tìm hiểu thông tin, giải trí... nhưng người ta đã lạm dụng nó (như dựng các scandal để tìm cách nổi tiếng, chạy theo lợi nhuận của các loại hình game online...) con người ngày càng dần cô lập mình ra khỏi cộng đồng, Và như thế, các mối dây liên hệ giữa con người với con người đang dần phai nhạt và nhường chỗ cho sự ... vô cảm.
4. Cuộc sống không vì mọi người hình như đang diễn ra khắp nơi. Ai ai cũng chỉ nhìn thấy cái lợi của cá nhân mà quên đi những đóng góp cho cộng đồng. Dường như mọi người đang dần quên rằng môi trường đang sống cũng cần phải được chăm sóc.
5. Pháp luật lỏng lẻo: Những "lứa đảo" tình cảm của con người để trục lợi, như giả làm người nghèo khổ làm mồi nhữ cướp đoạt tài sản là một tội ác nghiêm trọng, nhưng các bạn thử xem những tội ác như vậy được xử lý ra sao trong suốt thời gian dài đã qua thì mọi người có thể hiểu ngay được tại sao con người giờ hay vô cảm.
6. Vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, vẫn còn những người quyết tâm theo đuổi một cách sống tốt, quan tâm mọi người, mặc cho ra sao thì ra. Nhưng những điều đó xem ra quá ít ỏi và không được các phương tiện truyền thông chú trọng (không phải nói quá, nhưng những tin tức ấy không mang lại sự hiếu kỳ và kèm theo đó là lợi nhuận thu được :(). Hơn nữa, những tấm gương sáng cần được thông tin và ủng hộ khi niềm tin "bắt đầu" bị xói mòn. Còn nếu khi niềm tin đã bị xói mòn thì có vẻ phải rất nhiều những tấm gương như vậy mới có thể "lôi kéo" lại những niềm tin đã mất.
Ngày xưa, khi 80-90% người đứng lại khi đèn đỏ và số ít vượt đèn thì bị phê bình, còn ngày nay khi quá bán vượt đèn đỏ thì số ít người còn lại có thể nói gì? Các bạn hiểu rồi đấy!
Phân tích như thế nhưng bản thân tôi không ủng hộ những suy nghĩ bi quan. Tôi vẫn dạy các con tôi làm theo những điều đúng, tuy rằng phải giải thích dông dài nhiều hơn cho chúng hiễu về thực tế đang diễn ra trước mắt. Hiểu để có những hành động đúng trong phạm vi khả năng của mình. Có còn hơn không, còn hơn tất cả đều buông xuôi, sống theo dòng chảy không đúng.
Đôi lời chia sẻ,-
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXmJyahp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 2
- hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWOZcoae3-A.
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZScnYSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZKBanWVsb4hwsbA. - Quang Tham Pham1327558756
Con người vô cảm không phải vì xã hội đi lên. Con người trở nên vô cảm vì không được giáo dục tốt.
-
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5sblKXnZmWhp_VoJxqg5rH19HVw8-VV6GaoGKhs60. 2
- hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemJyImWiWboae3-A.
hZWZmZhgmmmYmJmExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZJyHmZmZmYSh12qac4bS2dHJ2JCqz5WIbdlwZKBanGxqbIhwsbA.