3 Cách Vượt Qua Hội Chứng F.O.M.O
MONDAY MOTIVATION #85 – Let's start a beautiful week!
Chào buổi sáng thứ hai đầu tuần cùng Monday Motivation – chuỗi video truyền cảm hứng hạnh phúc trong công việc và cuộc sống. Tuần này, tôi sẽ giúp bạn mổ xẻ một hội chứng hầu như ai cũng mắc phải nhưng lại ít biết những nguy hiểm ngầm nó mang lại qua câu chuyện : TÔI ĐÃ VƯỢT QUA NỖI SỢ FOMO NHƯ THẾ NÀO?
Bạn có thích được chụp hình mọi thứ, từ đồ ăn, địa điểm đến triết lý hoa mỹ và đăng tải nó lên mạng xã hội với mục đích “câu like”, ngồi đếm lượt thích liên tục và luôn băn khoăn khi số lượng không nhiều như mong muốn? Thế thì đích thị bạn bị hội chứng FOMO khá nặng rồi. Tôi tình cờ phát hiện mình bị hội chứng này khi mình luôn kè kè điện thoại dù đang đi nghỉ. Tôi lo lắng mình sẽ bỏ lỡ những tin nhắn hay email dù nó không thật sự quan trọng.
#Định nghĩa Hội chứng FOMO
FOMO, viết tắt của “Fear Of Missing Out” là hội chứng bất an luôn cho rằng mình thiếu thốn, không bắt kịp mọi người, sợ người khác có cơ hội hoặc điều gì tốt hơn mà nếu không chú ý, mình sẽ lỡ mất. Điều thú vị là người phát hiện ra hội chứng này là một chuyên gia Marketing, bởi vì Marketing rất hay tận dụng hội chứng này để “dắt mũi” người tiêu dùng. Thực vậy, chúng ta thường mua các món hàng kể cả khi mình không cần (sợ mình bị “mất phần”, sợ người khác “có lợi” hơn. Thị trường chứng khoán hay bất động sản cũng thường xuyên chứng kiến những sai lầm đến từ hội chứng FOMO. Khi một vài cổ phiếu lên giá, nhiều người Điều thú vị là người phát hiện ra hội FOMO đầu tiên là 1 chuyên gia Marketing, bởi vì Marketing rất hay tận dụng hội chứng vì quá ham lời, ám ảnh người khác sẽ có lời mà mình không có, nên vội vàng mua một cách thiếu lý trí, dẫn đến nhiều tổn thất.
#Khi bắt đầu hiểu về FOMO, tôi đã vạch ra cho mình 1 “liệu trình điều trị” như sau
1. Học nói KHÔNG
Trước một “ham muốn” phải mua ngay cái gì đó ngay, phải làm ngay điều gì đó, tôi sẽ dừng lại và nói KHÔNG. Khi đó, tôi sẽ tự hỏi mình xem bản thân có thật sự cần mua hay cần làm không và nếu đó chỉ là “sợ bị lỡ” hoặc đang “ganh tỵ, chạy đua với người khác”.
2. Cắt bớt kết nối ảo
Tôi đặt ra và nghiêm túc chấp hành nguyên tắc không vào mạng xã hội trong giờ làm việc. Tôi bỏ theo dõi các kênh báo nhiều “lá cải” và thậm chí còn “mạnh tay” “UNFRIEND” những người suốt ngày “đăng ảnh sống ảo”. Chả phải tôi ghét bỏ gì họ đâu, chỉ là tôi tránh cho mình bị FOMO xui khiến dẫn tới sân si với người khác mà ít hài lòng về bản thân. Tôi bỏ theo dõi các kênh báo nhiều “lá cải” và thậm chí còn "mạnh tay" "UNFRIEND" những người suốt ngày “đăng ảnh sống ảo”. Chả phải tôi ghét bỏ gì họ đâu, chỉ là tôi tránh cho mình bị FOMO xui khiến dẫn tới sân si với người khác mà ít hài lòng về bản thân.
3. Tăng cường trải nghiệm thật
Thay vì “tự kỉ” trong thế giới ảo, tôi dành nhiều tâm sức hơn những trải nghiệm thật: Kết nối với gia đình bạn bè khi họ thực sự vui, hay thực sự buồn. Chia sẻ với mọi người về con người thật của mình, cả những hoang mang lo lắng chứ không chỉ là cái “vỏ bọc hoàn hảo” vẻ ngoài mà mình hay tô vẽ. Khi có những điều thực sự quan trọng để bận tâm, nói thật là tôi chẳng quá sợ mình sẽ lỡ những gì ngoài kia nữa.
Tôi không nghĩ là mình đã hết FOMO, mà có lẽ cũng chả bao giờ hết. Nhưng từ khi nhận thức
về hội chứng này, tôi sống thoải mái hơn, biết yêu và trân trọng những gì mình có, bớt bị nhữnghào nhoáng bên ngoài làm mình bị áp lực hay khó chịu.
Hy vọng là bạn cũng có thể như vậy. Chúc các bạn một tuần mới không còn lẩn quẩn với hội chứng FOMO!
#FOMO; #VượtquanỗisợFOMO
#Monday_Motivation; #Start_a_beautiful_week; #Anphabe; #Happiness_at_Work