Làm gì khi nhà tuyển dụng cứ mãi ‘im lặng’ khi nhận được hồ sơ tìm việc của bạn?
Bạn có đang chán nản vì sau tất cả những nỗ lực nộp hồ sơ tìm việc cho nhà tuyển dụng, điều duy nhất bạn nhận được là sự ‘câm lặng’ đáng sợ?
Bạn vò đầu bứt tóc ‘than trời’ khi hồ sơ tìm việc dù đã được bạn chăm chút cẩn thận nhưng dường như vẫn chưa đủ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn vẫn chưa 100% chắc chắn về hồ sơ tìm việc của bạn, chúng tôi có rất nhiều bài viết hướng dẫn từ cách viết mô tả kinh nghiệm làm việc đến những mẹo ‘hô biến’ hồ sơ tìm việc phù hợp với một vị trí cụ thể. Xem ngay tại đây.
Tuy nhiên, nếu bạn tự tin mọi thứ trong hồ sơ tìm việc của bạn đã hoàn hảo thì dưới đây là một số nguyên nhân và những biện pháp bạn có thể hành động ngay để thay đổi cách nhìn của nhà tuyển dụng với bạn.
1. ĐẦU TƯ VÀO HỒ SƠ TÌM VIỆC TRỰC TUYẾN
Bạn thường chuyên chỉ chăm chút cho hồ sơ tìm việc đính kèm trên JobStreet.com? Điều này không sai nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục nhà tuyển dụng. Hồ sơ tìm việc trực tuyến là ‘vòng gửi xe’ khi đây là thông tin đầu tiên nhà tuyển dụng sẽ đọc được khi bạn ứng tuyển cho một vị trí. Nếu phần giới thiệu bản thân cũng như các thông tin về kinh nghiệm quá sơ sài, nhiều khả năng nhà tuyển dụng sẽ loại bạn ‘thẳng tay’. Khả năng này càng lớn hơn khi đối với những vị trí ‘hot’ thu hút nhiều ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để đọc kỹ tất cả hồ sơ tìm việc. Do đó, việc tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu rất quan trọng đấy nhé.
‘Make your pitch’ (tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng bằng 1 đoạn văn ngắn 300 chữ) cũng là một trong những phần đầu tiên nhà tuyển dụng sẽ thấy được khi nhận được hồ sơ ứng tuyển của bạn. Đừng quên điền cẩn thận vào phần này để tạo sự khác biệt với những ứng viên khác nhé.
2. ĐỪNG NHANH CHÓNG NẢN CHÍ
Nên nhớ rằng nhà tuyển dụng cũng rất cần bạn. Hồ sơ tìm việc của bạn rất giá trị và bạn đang giúp đỡ nhà tuyển dụng bằng cách ứng tuyển cho vị trí đó. Nếu không một ứng viên nào nộp hồ sơ ứng tuyển, rõ ràng là bộ phận nhân sự/tuyển dụng của công ty đó đang gặp một vấn đề lớn.
Nhiều lúc, việc im lặng của nhà tuyển dụng có thể do hồ sơ của bạn vẫn còn thiếu 1 yếu tố ‘vô hình’ mà ngay cả nhà tuyển dụng cũng không giải thích rõ được. Mọi quyết định của một cá nhân hay tập thể lúc nào cũng bao gồm những ý kiến chủ quan ‘vô hình’ mà ngay chính những người trong cuộc cũng không nhận thấy được. Có thể hồ sơ bạn và những ứng viên khác không cho thấy nhiều sự khác biệt, nhà tuyển dụng đang rất ‘phân vân’ không biết lựa chọn ứng viên nào để phỏng vấn khi quỹ thời gian thì có hạn. Bỗng nhiên họ nhận thấy có một hồ sơ chia sẻ những sở thích cá nhân phù hợp với giá trị mà công ty tìm kiếm. Thế là hồ sơ đó được chọn.
3. BIẾT MÌNH BIẾT TA
Đừng cố gắng nộp hồ sơ ‘ngoài tầm với’ hoặc hoàn toàn không liên quan đến kinh nghiệm cá nhân chỉ vi bạn muốn nhảy sang 1 vị trí mới. Với 1-2 năm kinh nghiệm, những vị trí ‘Quản lý’ là còn quá xa vời với bạn, đặc biệt là ở những công ty hàng đầu.
Việc mơ mộng quá đà và ứng tuyển cho những vị trí ngoài tầm với chỉ làm bạn thêm chán nản mà thôi.
4. NGƯNG "RẢI THẢM" HỒ SƠ
Thay vì nộp hàng chục hồ sơ chỉ trong 1 tiếng, bạn hãy dành thời gian đó để nghiên cứu, đào sâu hơn về một hoặc hai vị trí phù hợp. Hãy tùy biến CV của bạn để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng bạn có những kinh nghiệm cần thiết và là ứng viên tiềm năng cho vị trí này. Điều này không có nghĩa là bạn nên ngừng nộp hồ sơ, việc ứng tuyển nhiều vị trí trong 1 thời điểm ngắn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, hãy tôn trọng nhà tuyển dụng bằng cách nộp hồ sơ cá nhân được tùy biến phù hợp nhất có thể nhé.
5. ĐỌC KỸ LẠI NHỮNG THÔNG TIN TRƯỚC KHI NHẤN ''APPLY''
Kỹ năng proofread rất quan trọng nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng có ấn tượng xấu về những lỗi sai chính tả, lỗi sai ngữ pháp đơn giản nhé. Bạn nghĩ rằng những lỗi ‘nhỏ’ này không mấy quan trọng? Hoàn toàn sai lầm. Chỉ một lỗi sai chính tả cũng có thế khiến nhà tuyển dụng ‘khó chịu’ và loại bạn thẳng tay đấy nhé.
Chúng tôi biết các bạn không mấy dễ chịu khi liên tục nhận được ‘sự im lặng’ từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, mọi thứ đều có nguyên do và hãy thử làm những điều trên để thay đổi hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng nhé.
Hãy đón chờ phần tiếp theo của chuỗi bài viết này với nội dung: Nên làm gì khi nhà tuyển dụng chỉ ‘im lặng’ sau buổi phỏng vấn.
Xem thêm: |
Pages
- Nguyen Hong Minh1503639477
...không phải là im lặng mãi, các bạn nên hiểu mỗi công ty lớn đều có hệ thống và trong hệ thống ấy có quy trình tuyển dụng. Bạn phải làm cách nào đó có và hiểu được quy trình tuyển dụng ấy và khi đó bạn sẽ hiểu sự im lặng ấy không phải là từ phía bạn.
...chúng ta cũng nên dành thời gian tiếp cận công ty và tìm hiểu lý do tại sao im lặng, từ đó bạn sẽ dò ra đầu mối là quy trình tuyển dụng của công ty. Bằng mọi cách bạn phải liên hệ với các nhân sự đang xử lý trong các bước của quy trình đó để có thông tin hữu ích cho mình.
...tôi có đọc bài báo phân tích tại sao các tàu vỏ thép ở các tỉnh đều có vấn đề ngoài trừ tp Đà Nẵng. Bài báo rất hay, chỉ ra cách làm bài bản và luôn theo sát để giám sát, có tham vấn các chuyên gia và người dân thuyền ...vv, có thể nói là khi chúng ta sát cánh với một vấn đề thì chúng ta sẽ chủ động trong việc xử lý và vì thế mà hiệu quả đạt được sẽ cao hơn.
-
hZWZmZhhmmqVk5mExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnpiTmYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZhhmmqVk5mExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmmVa5mFneDh
-
More
hZWZmZhhmmqVk5mExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpqYlpeIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhsaJdmVm6xtg..