Quản trị nhân sự là gì đối với doanh nghiệp?
Con người là tài sản quý nhất của doanh nghiệp. Việc tuyển dụng đúng người, bố trí đúng việc chính là sự khởi đầu cho mọi thành công. Công tác quản trị nhân sự vì vậy sở hữu tầm quan trọng rất lớn trong toàn bộ kết cấu doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm quản trị nhân sự là gì ? Quản trị nhân sự bằng cách nào vẫn khiến nhiều người cảm thấy mơ hồ. Talentbold sẽ tập trung làm rõ hai nội dung này trong bài viết hôm nay.
I. Quản trị nhân sự là gì?
Công tác quản trị nhân sự luôn lấy con người – cụ thể là nhân viên trong doanh nghiệp – làm trọng tâm, chịu trách nhiệm thiết lập, triển khai và kiểm soát việc thực hiện chính sách quản lý người lao động và mối quan hệ giữa người lao động và tổ chức.
Quản trị nhân sự là tổng hòa mọi nhiệm vụ liên quan đến người lao động và doanh nghiệp
-
Sàng lọc tuyển dụng ứng viên
-
Giới thiệu nhân viên với tổ chức
-
Định hướng, đào tạo, bàn giao công việc cho nhân viên
-
Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên
-
Đề xuất, quyết định thực hiện các chế độ lương thưởng, bồi thường, trợ cấp
-
Khen thưởng, động viên nhân viên bằng hiện vật hoặc hiện kim
-
Đảm bảo an toàn, công bằng cho nhân viên trong quá trình làm việc
-
Xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, hợp tác hướng đến mục tiêu chung.
-
Tuân thủ luật lao động tại nơi doanh nghiệp hoạt động.
II. Quản trị nhân sự bằng cách nào ?
Để quản trị nhân sự thành công, cá nhân hoặc phòng ban phụ trách sự cần có sự linh hoạt, chủ động trên cơ sở nhiệm vụ nền tảng mà công tác quản trị nhân sự phải đảm nhận.
Dưới đây là những kinh nghiệm quản trị nhân sự hiệu quả được Talentbold tổng hợp từ những nhà quản lý nhân sự tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau
1. Hệ thống quản trị nhân sự
Việc lưu trữ, quản lý thông tin nhân sự toàn doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết, giúp cho việc quản trị nhân sự được đồng bộ, thống nhất và minh bạch.
Với những doanh nghiệp nhỏ, dưới 10 nhân sự, người quản trị nhân sự có thể xây dựng hệ thống cho mình thông qua phần mềm excel, nhỏ gọn và tiện lợi.
Đối với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, lượng nhân viên lên đến hàng chục nghìn người trên khắp thế giới thì sở hữu phần mềm quản trị nhân sự được lập trình chuyên nghiệp mới có thể mang lại hiệu quả quản lý tốt.
Những doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế thậm chí còn phát triển hệ thống hạng tầng mạng riêng để phục vụ cho phần mềm quản trị nhân sự, đảm bảo sự đồng nhất ở các quốc gia, nâng cao tính an toàn và bảo mật.
Thông qua các phần mềm xây dựng, phòng quản trị nhân sự sẽ tiết kiệm tối đa thời gian
-
- Trích lọc dữ liệu cần thiết
-
- Tổng hợp đánh giá KPI chuẩn xác
-
- Phân loại, bình chọn, định mức khen thưởng, bồi thường đúng quy định
-
- Lập báo cáo nhanh chóng, đảm bảo tiến độ phê duyệt chính sách phúc lợi.
2. Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng
Quản trị nhân sự liên quan đến con người, đặc biệt là quyền và lợi ích của người lao động. Vì vậy, để nhân viên toàn tâm toàn ý tập trung làm việc thì công tác quản trị phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch, công chính.
Việc phổ biến những quy định và quy trình làm việc của doanh nghiệp phải được phổ biến đến từng cá nhân, từng phòng ban để mọi người đều quán triệt và thực hiện đúng chuẩn mực.
Tuy nhiên, rất nhiều tình huống phát sinh trong công tác quản trị nhân sự không thật sự rõ ràng như màu đen hay màu trắng, đôi khi là màu xám khiến mọi việc khá mơ hồ, khó quyết định ai đúng ai sai.
Lúc này việc kết hợp điều lệ doanh nghiệp, điều khoản quy định trong bộ luật lao động cùng những bộ luật khác như luật dân sự là điều phải làm. Vì vậy, người chịu trách nhiệm quản trị nhân sự cần trang bị cho mình kiến thức luật vững vàng.
3. Linh hoạt dung hòa lợi ích
Nhà quản trị nhân sự như một người trung gian gắn kết người lao động và doanh nghiệp. Họ phải rất khéo léo để có thể cân bằng lợi ích giữa hai bên. Điều này nói ra tưởng chừng đơn giản nhưng những tình huống khó xử sẽ luôn xuất hiện.
Công tác quản trị nhân sự đòi hỏi cá nhân hoặc phòng ban phụ trách phải biết lắng nghe, linh hoạt xử lý để không chỉ đảm bảo sự phát triển cho doanh nghiệp mà còn giúp người lao động cảm thấy an toàn, tin cậy và an tâm công tác khi họ tìm đến và chia sẻ với nhà quản trị nhân sự.
4. Chú trọng giao tiếp trong toàn doanh nghiệp
Một người quản trị nhân sự tài ba cần phải có kỹ năng giao tiếp giỏi.
-
- Thường xuyên tiếp xúc, tham gia họp giao ban, lắng nghe đóng góp ý kiến của người lao động
-
- Cập nhật liên tục yêu cầu, định hướng ban lãnh đạo đề ra thông qua văn bản và trò chuyện trực tiếp
Cả hai công việc này phải được thực hiện định kỳ và ghi nhận thông tin đầy đủ.
Việc truyền đạt thông tin đến người lao động hay báo cáo với cấp trên không khó, cái khó là làm sao để toàn doanh nghiệp đều cảm thấy lợi ích mình được đảm bảo, hài lòng với những gì mình nhận được.
Một chính sách được phòng nhân sự xây dựng nên chắc chắn không thể nghiêng hẳn lợi ích về người lao động hay chủ doanh nghiệp mà cần có sự tương đối để đôi bên đồng ý hợp tác lâu dài cùng nhau. Để tất cả đều đồng ý với sự tương đối này, sự khéo léo trong giao tiếp của người quản trị nhân sự sẽ là yếu tố quyết định.
Qua những thông tin Talentbold chia sẻ, chúng ta nhận thấy công việc quản trị nhân sự rất đúng với cụm từ “đối nhân, xử thế”. Quản trị nhân sự bằng cách nào để vẹn toàn mọi đường luôn là điều mà mỗi nhà quản trị nhân sự phải rèn luyện, trau dồi bản thân từng ngày. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp các ứng viên có định hướng trở thành nhà quản trị nhân sự nắm rõ được những trọng trách phải đảm nhận và có cơ sở định hướng cho mình con đường hiệu quả nhất.
Nguồn ảnh: internet