AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5RolWuUlZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

36 tips nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho HR - Phần 3

Answer hZWZlp1jkW-cm5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eTmZaSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Tiếp tục phần 3 trong series 36 mẹo nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho HR, Trong phần cuối này, hãy cùng Anphabe tìm hiểu 12 mẹo giúp bạn giữ chân nhân tài tại tổ chức hiệu quả hơn.

Hình: 36 tips nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho HR - 1

Giai đoạn 7 - Giữ chân nhân tài trong quá trình tuyển chọn

Trong suốt quá trình ứng tuyển, tham gia phỏng vấn và chờ đợi offer từ bạn, tất cả mọi ứng viên đều muốn biết liệu cơ hội họ được chọn là bao nhiêu phần trăm.

Tâm lý này xảy đến bất kể khi ứng viên chỉ có 1, hay nhiều hơn những sự lựa chọn. Việc nắm bắt được tỷ lệ vượt qua vòng phỏng vấn của mình giúp họ có những chuẩn bị cho những bước tiếp theo.

Và nếu họ cảm thấy không rõ ràng đối với bạn? Họ sẽ dễ dàng chọn một offer khác. Bạn sẽ koong muốn điều này xảy ra đâu, đúng không? Do đó, bạn cần biết 3 mẹo dưới đây để giữ chân nhân sự giỏi, ngay cả khi họ vẫn chưa tham gia vào tổ chức của bạn.

Hình: 36 tips nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho HR - 2

25. Giúp ứng viên dễ dàng cập nhật tiến trình ứng tuyển

Một số công ty cung cấp cho ứng viên đường link để kiểm tra tình trạng hồ sơ của mình đã được duyệt đến đâu và có những ý kiến gì từ nhà tuyển dụng và các nhân sự liên quan.

Johnson & Johnson đã xây dựng một nền tảng gọi là Shine cho phép ứng viên của họ biết mình đang ở đâu trong quá trình tuyển dụng, đồng thời thông báo ngay đến ứng viên nếu có bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.

Hình: 36 tips nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho HR - 3

53% ứng viên muốn có một sự kỳ vọng rõ ràng về vị trí mình đang ứng tuyển. Kiểu minh bạch thông tin này sẽ làm tăng mức độ kỳ vọng trong họ, từ đó giữ chân họ lâu hơn. Đồng thời cách này cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian thông báo đến ứng viên và tránh những rủi ro thất thoát nhân tài.

26. Thực hiện chiến dịch “Feedback blitz”

Trả lời các email hỏi về kết quả tuyển dụng có thể được xem là nỗi ám ảnh của các nhà tuyển dụng. Đặc biệt nếu bạn phải trả lời quá nhiều ứng viên trong cùng một thời điểm, đây sẽ thực sự là một thảm họa.

Thay vào đó, hãy dành một buổi làm việc trong tuần, liên hệ hoặc giải đáp tất cả các vấn đề mà ứng viên thắc mắc.

Bằng cách này, bạn tối ưu được quy trình làm việc của mình, không bỏ sót bất kỳ một ứng viên nào. Và ở chiều ngược lại, ứng viên sẽ biết cần phải liên hệ với bạn vào lúc nào để có được phản hồi nhanh nhất.

27. Chủ động thông báo đến cho họ về quá trình xét duyệt hồ sơ

Chẳng ai muốn phải đợi chờ cả, ứng viên của bạn cũng không ngoại lệ.

Và bạn biết rõ điều đó.

Và cách đơn giản nhất để bạn có thể cải thiện điều này đó là gửi cho họ một email thông báo về quá trình xét duyệt vẫn đang diễn ra. Điều này giúp họ cân nhắc hơn trong việc chấp nhận offer từ công ty khác. Bạn có thể tham khảo mẫu email dưới đây và tự tạo một email khác cho mình.

Hình: Mẫu email thông báo chờ kết quả đến ứng viên

Nếu ứng viên thực sự quan tâm đến công ty, họ sẽ càng sẵn lòng đợi kết quả cho dù quy trình có kéo dài một chút vì họ cảm nhận được sự tử tế và chuyên nghiệp. Ai mà lại chối từ một sự tử tế cơ chứ.

Giai đoạn 8 - Gửi offer

Cuối cùng bạn cũng tìm được mảnh ghép hoàn hảo cho vị trí đang tuyển dụng rồi. Vừa không muốn trì hoãn gửi offer, bạn cũng không muốn thúc giục nhân tài khi họ chưa sẵn sàng.

Hình: 36 tips nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho HR - 4

28. Báo cho ứng viên ngày có kết quả sau buổi phỏng vấn

Như Anphabe có chia sẻ ở trên, chẳng ai thích việc chờ đợi cả. Nên nếu bạn đã có kết quả buổi phỏng vấn, hãy gửi ngay cho họ.

Điều này giúp bạn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp hơn (khi ứng viên không vượt qua vòng phỏng vấn) và gia tăng tỷ lệ tuyển dụng thành công (khi ứng viên vượt quâ buổi phỏng vấn cuối cùng)

29. Không hối thúc ứng viên

Nếu ứng viên có thể chấp nhận offer của bạn trong thời gian ngắn (thường là trong vòng 24 - 48 giờ) thì còn gì bằng.

Nhưng đấy lại là quyền thuộc về ứng viên. Ở khía cạnh nhà tuyển dụng, bạn chẳng thể hối thúc họ trong tình huống này.

J.T. O’Donnell, CEO của WorkItDaily, tin rằng việc hối thúc sẽ vô tình tạo áp lực không cần thiết lên ứng viên, gây ảnh hưởng không tốt đến sợi dây gắn kết giữa ứng viên và doanh nghiệp.

Giai đoạn 9 - Onboarding

Ấn tượng đầu tiên lúc từ ứng viên trở thành nhân viên cũng vô cùng quan trọng. Khi họ cảm nhận được sự hoan nghênh và quan tâm, họ sẽ có xu hướng gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn. 

Hình: 36 tips nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho HR - 5

Và quan trọng nhất là đừng để những thông tin không rõ ràng ban đầu khiến nhân viên băn khoăn liệu mình đã lựa chọn đúng đắn bến đỗ của mình chưa.

Dưới đây là những tips đơn giản để nhân viên mới cảm thấy hài lòng và chắc chắn về quyết định của họ.

30. Hãy để họ làm một bài khảo sát nhỏ về bản thân

Bạn có thể giúp nhân viên mới cảm thấy đỡ bỡ ngỡ bằng cách gửi cho họ một bài khảo sát trước ngày nhận việc. Có thể bắt đầu bằng những câu hỏi về sở thích cá nhân, thói quen làm việc và mục tiêu nghề nghiệp,.... Sau đó, chia sẻ kết quả khảo sát với team của họ nhằm đẩy nhanh tốc độ liên kết giữa các thành viên với nhau trong thời gian đầu làm việc

31. Hãy giúp nhân viên mới chuẩn bị những gì cần thiết

Sẽ rất thiếu chuyên nghiệp nếu bạn yêu cầu nhân viên đến công ty, để họ ngồi không vì bạn chưa setup xong máy móc, thiết bị, tài khoản email, tools hay hệ thống.

32. Lên kế hoạch Onboarding cụ thể

Sử dụng checklist cho quá trình Onboarding để tránh bỏ sót những công việc cần thiết. Đồng thời cũng để nhân viên mới nắm được mình phải làm gì, tốc độ làm quen với công việc mới như thế nào?

Hình: Kế hoạch Onboarding

Checklist bao gồm những bước quan trọng nhất trong quá trình Onboarding, từ trước khi người mới nhận việc, đến ngày đầu tiên, tuần đầu tiên và tháng đầu tiên của họ tại công ty. Kiểm tra từng bước để chắc chắn rằng tiến trình hiện tại vẫn theo đúng timeline đã đặt ra.

33. Tìm kiếm mentor cho nhân viên mới

Chỉ định một thành viên cũ làm mentor để giúp người mới thích nghi với công việc, văn hóa công ty, tăng tốc đáng kể trong việc định hướng cũng như khiến họ cảm thấy thoải mái hơn là một trong những chiến lược onboarding hiệu quả mà nhà tuyển dụng không thể bỏ qua.

Việc “ghép cặp” sẽ đạt hiệu quả cao nếu cả hai đều có thể chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, sự hiểu biết cá nhân để cùng tiến bộ.

Giai đoạn 10 - Cải thiện trải nghiệm ứng viên

Một cách tuyệt vời để xây dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng và giảm thiểu thất thoát nhân tài là nâng cao trải nghiệm ứng viên.

Một cách tuyệt vời để xây dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng và giảm thiểu thất thoát nhân tài là nâng cao trải nghiệm ứng viên.

34. Khảo sát quy trình tuyển dụng của đối thủ

  • Mất bao lâu để ứng tuyển một vị trí tại công ty bạn?
  • Website có hoạt động trơn tru không?
  • Ngôn từ sử dụng trong JD có rõ ràng, dễ hiểu?
  • Có thừa bước nào không?

Bằng cách thử apply, bạn có thể tự trả lời những câu hỏi trên rồi đấy. Nên thỉnh thoảng lặp lại thao tác này vài lần một năm. Từ đó, bạn sẽ biết được quy trình nộp đơn hiện tại có chỗ nào cần cải thiện.

35. Sử dụng chatbot để trả lời thắc mắc của ứng viên

Đối với ứng viên nộp đơn ứng tuyển ngoài giờ làm việc, bạn khó có thể follow-up các email đấy, nhất là khi bạn theo chủ nghĩa work-life balance.

Do đó, việc sử dụng phản hồi tự động để trả lời email, hay chatbot để trả lời tin nhắn của ứng viên. Đây vừa bớt được một phần việc, vừa tăng trải nghiệm của ứng viên.

Một số chatbot còn có khả năng thu thập thông tin ứng viên nhằm tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng

36. Lấy feedback từ ứng viên

Đừng chỉ lấy ý kiến của những ứng viên đã trúng tuyển. Thay vào đó, việc tiếp nhận feedback tại mỗi điểm chạm/mỗi vòng phỏng vấn sẽ giúp bạn tìm ra được nhiều điều hay ho. Từ đó giúp bạn tối ưu quy trình của mình tốt hơn trong tương lai.

Tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý không nên soạn form quá dài, sẽ chẳng ai muốn dành quá nhiều thời gian để trả lời đâu. Thay vào đó, hãy sử dụng 2-3 câu hỏi ngắn để lấy thông tin từ ứng viên hiệu quả hơn.

Trên đây là tổng hợp 36 mẹo nâng cao hiệu quả tuyển dụng mà Anphabe muốn chia sẻ đến các HR. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong việc cải thiện hiệu suất làm việc của mình.

Anphabe hiện là đối tác chính thức của LinkedIn tại thị trường Việt Nam, với đội ngũ tư vấn được đào tạo bài bản bởi LinkedIn sẽ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp bạn tuyển dụng nhanh, đúng người đúng việc và gia tăng sức hấp dẫn với ứng viên tiềm năng thông qua các giải pháp toàn diện. 

Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng đột phá, vui lòng liên hệ Anphabe để được tư vấn:

Answer hZWZlp1jkW-cm5SExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eTmZaSiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5RolWuUlZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...