AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZdpmnKXl5aExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

36 Tips nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho HR - Phần 1

Answer hZWZmZdpmnKXl5aExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eTl5qTiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Tìm kiếm và chiêu mộ được những ứng viên phù hợp với doanh nghiệp là cả một quá trình dài và đầy khó khăn, nhất là khi bạn tuyển dụng các vị trí cấp cao. Trong bài viết này, Anphabe sẽ tổng hợp 36 mẹo nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho HR. 

Hình: 36 Tips nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho HR - 1

Tuy nhiên, 36 mẹo mà Anphabe chia sẻ dưới đây sẽ được chia làm 3 phần, gồm 10 bước chính xuyên suốt quá trình tuyển dụng của bạn.

  1. Khâu chuẩn bị và lên kế hoạch tuyển dụng
  2. Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng
  3. Tìm kiếm ứng viên
  4. Liên hệ và kết nối với ứng viên
  5. Sàng lọc ứng viên chất lượng
  6. Tham gia phỏng vấn
  7. Chiến thuật giữ chân nhân tài (trong quá trình tuyển dụng)
  8. Gửi offer
  9. Onboarding nhân sự mới
  10. Cải thiện trải nghiệm của ứng viên tại tổ chức

Bắt đầu với bước đầu tiên:

Giai đoạn 1 - Khâu chuẩn bị và lên kế hoạch tuyển dụng

“Thất bại trong khâu chuẩn bị cũng có nghĩa là bạn chuẩn bị thất bại rồi” - Benjamin Franklin

Lên kế hoạch là bước tiên quyết giúp bạn có một cái nhìn tổng quan và dễ dàng chuẩn bị nguồn lực phù hợp, tránh được những rủi ro trong quá trình tuyển dụng hiệu quả hơn.

Hình: 36 Tips nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho HR - 2

1. Tham khảo các bên liên quan trước khi bắt đầu tìm kiếm

Bạn sẽ không muốn sếp phản hồi “Anh/chị chưa hài lòng” hay “Anh/chị muốn một ứng viên phù hợp hơn” ngay khi bạn trình lên cho sếp một danh sách các ứng viên bạn đã chuẩn bị trong suốt cả tháng đúng không nào?

Việc hiểu được nhu cầu, mong muốn cho cấp trên giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn, cũng như chọn lựa nhân sự phù hợp hơn cho vị trí mà tổ chức đang tìm kiếm.

Bạn có thể tìm kiếm chân dung ứng viên tiềm năng thông qua việc trao đổi với:

  • Mentor, quản lý trực tiếp của vị trí đó: Những yếu tố mong muốn ở ứng viên là gì? Điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện có thì quá tốt? 
  • Sếp, các thành viên khác trong nhóm: Kinh nghiệm tuyển dụng cho vị trí này? Các từ khóa cần tìm? Ứng viên có thể đến từ trường, công ty nào?
  • Đồng nghiệp đã hoặc đang làm tại vị trí tương tự: vì trực tiếp làm việc này nên họ sẽ là người biết rõ nhất cần những kỹ năng gì để đáp ứng được nhu cầu công việc.

2. Sử dụng Template để thiết kế JD nhanh và chuyên nghiệp hơn

Chuyện viết JD bằng tiếng anh ngày nay không có gì mới. Nhưng nó có thể là trở ngại đối với một số bạn HR.

Nếu bạn đang trong giai đoạn gấp rút, không có nhiều thời gian để chăm chút cho từng JD của từng vị trí khác nhau thì sử dụng JD template của LinkedIn là một lựa chọn tuyệt vời. 

3. Công bố mức lương trong JD

Tùy vào chính sách của công ty mà mức lương có được phép public hay không. Nếu như được phép, bạn có thể cân nhắc đến việc đưa con số này vào JD vì nó thu hút được những ứng viên hài lòng với mức lương đấy, giúp bạn sàng lọc ứng viên hiệu quả hơn.

Theo nghiên cứu của LinkedIn, 54% các nhà tuyển dụng sử dụng mức lương để sàng lọc các ứng viên chắc chắn sẽ từ chối, 57% cho rằng điều này giúp hợp lý hóa việc đàm phán lương về sau trong quá trình tuyển dụng. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian ở tầng đáy phễu nhân tài.

4. Đầu tư vào Hoạch định nguồn nhân lực

Hoạch định nguồn nhân lực là yếu tố thiết yếu trong chiến lược nhân sự dài hạn của doanh nghiệp. Việc hoạch định này giúp bạn giải quyết một số các vấn đề trong tuyển dụng như:

  • Khả năng sẵn có về nhân sự
  • Doanh nghiệp cần những ứng viên với trình độ, kỹ năng như thế nào, số lượng bao nhiêu?
  • Thời điểm nào cần nhân tài?

Hoặc nếu bạn đang còn phân vân về phương hướng cho hoạch định nguồn nhân lực lâu dài của doanh nghiệp, muốn đầu tư một chiến lược nhân sự tập trung và có cái nhìn thấu đáo hơn, bạn có thể cân nhắc đến giải pháp LinkedIn Talent Insight.

Giai đoạn 2 - Xây dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng (EB)

Một Thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh có thể thu hút thêm 50% nhân tài ứng tuyển, giúp bạn nổi bật hơn và giành được nhiều lợi thế trên thị trường người lao động vốn sôi động hơn bao giờ hết.

5. Thu hút ứng viên với trang doanh nghiệp trên LinkedIn

Tìm hiểu về doanh nghiệp là một trong những hành động tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đưa ra quyết định ứng tuyển của ứng viên. Và LinkedIn Company Pae là giải pháp giúp bạn hiển thị một cách chuyên nghiệp trước mắt ứng viên tiềm năng của mình.

Với LinkedIn Company Page, bạn có thể chia sẻ hình ảnh, video về doanh nghiệp, chia sẻ văn hóa, môi trường hay bất kỳ nội dung nào mà bạn cho rằng sẽ thu hút đối với ứng viên tiềm năng của mình.

Hình: LinkedIn Career Page - Generali

6. Khuyến khích nhân viên tạo hashtag chia sẻ về công ty

Nghiên cứu cho thấy tài khoản nhân viên thường có lượt theo dõi trung bình gấp 10 lần so với tài khoản doanh nghiệp, và độ tương tác cũng cao hơn. Bằng cách khuyến khích họ thêm hashtag công ty vào những chia sẻ hàng ngày của mình liên quan đến trải nghiệm công việc, góc làm việc, sự kiện tại công ty,... sẽ mang lại một tác động tích cực trong quá trình làm thương hiệu nhà tuyển dụng.

7. Thường xuyên đăng bài trên các kênh online để giữ vị trí “Top of Mind” trong tâm trí ứng viên

Xây dựng nội dung trên các kênh online là công việc thiết yếu nhằm quảng bá Thương hiệu nhà tuyển dụng và giúp thu hút các ứng viên lần đầu tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn lần đầu làm quen với nền tảng này, chưa biết bắt đầu xây dựng nội dung trên LinkedIn như thế nào hay cách để xây dựng một kế hoạch nội dung hoàn chỉnh thì bạn có thể tham khảo mẫu kế hoạch đăng  bài trên mạng xã hội của LinkedIn tại đây.

Giai đoạn 3 - Tìm kiếm ứng viên

Đây là công đoạn không thể thiếu trong quy trình tuyển dụng. Sẽ tốn khá nhiều thời gian để tìm ra được tập ứng viên phù hợp, nhưng không có nghĩa là họ sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bạn. Ít nhất với những mẹo sau, bạn có thể tiết kiệm được kha khá thời gian cho mình trong giai đoạn này đấy

8. Tìm những gì bạn cần nhanh hơn bằng cách tinh giản các tabs đang mở

Do thói quen hoặc nhu cầu sử dụng mà nhiều người thường phải mở rất nhiều tabs trên màn hình khi làm việc. Và mỗi lần cần một tab nào đó lại phải căng mắt ra tìm. Việc này gây phân tâm, mất thời gian và làm máy tính của bạn bị chậm đi đáng kể. 

Đối với trình duyệt Chrome hiện nay đã có tính năng “Tab Groups” giúp bạn đưa các tab có cùng nội dung vào cùng một nhóm. 

Bắt đầu bằng cách đưa con trỏ chuột lên tab mà bạn đang muốn gom nhóm, click chuột phải chọn “Thêm thẻ vào nhóm mới”. Đặt tên nhóm và chọn màu, sau đó bạn kéo tất cả các tab liên quan vào cùng nhóm vừa tạo là được.

9. Mở lại tab đóng nhầm với phím tắt

Có khi nào bạn đang “bơi” giữa một rừng profile của các ứng viên tiềm năng, và vô tình nhấn “xóa tab” không?

Đừng lo vì đây là tổ hợp phím tắt giúp bạn có thể mở lại các tab vừa đóng một cách dễ dàng:

  • Đối với Window: Ctrl + Shift + T
  • Đối với Mac OS: Command + Shift + T

Ngay cả khi bạn có lỡ tay đóng nhầm 10 tab profile của những ứng viên quý giá, bạn vẫn có thể khôi phục lại với phím tắt này chỉ trong vòng vài giây.

Hình: Phím tắt khôi phục tab vừa đóng

10. Thiết lập thông báo ứng viên “Open to work”

Với LinkedIn Recruiter, bằng cách thiết lập thông báo khi ứng viên chuyển sang chế độ open, bạn sẽ là một trong những người đầu tiên biết được thông tin đó và giành lợi thế trong cuộc chiến giành nhân tài. 

11. Loại bỏ nhầm lẫn thuật ngữ ngành CNTT với GlossaryTech

Ứng viên sẽ nghĩ gì khi bạn sử dụng sai thuật ngữ chuyên ngành khi tuyển dụng? Chắc chắn sẽ chẳng có bất kỳ trải nghiệm tốt đẹp nào cả. Và để hạn chế vấn đề nhầm lẫn này, bạn cần một công cụ hỗ trợ.

GlossaryTech là công cụ giúp bạn tìm và phân tích các từ khóa liên quan đến IT (ngôn ngữ lập trình, nền tảng, công nghệ.

Bạn sẽ tránh được sự nhầm lẫn giữa các từ khóa với nhau khi sử dụng bộ lọc hay thiết kế JD (ví dụ Java và JavaScript).

12. Tối ưu hóa kết quả tìm kiếm bằng Boolean Search

Nếu chỉ đơn giản tìm kiếm bằng từ khóa và các tiêu chí có sẵn, bạn sẽ nhận lại một danh sách ứng viên “chung chung” không thực sự phù hợp với những tiêu chí đặc thù mà bạn đang cần tìm.

Vả lại, bạn cũng sẽ chẳng có đủ thời gian để ngồi lọc hàng trăm ngàn hồ sơ bày ra trước mắt.

Bạn cần một kỹ thuật lọc dữ liệu chuẩn xác hơn để tiết kiệm thời gian và tránh bỏ sót - đó là Boolean Search. Kỹ thuật này sử dụng các dấu boolean (dấu ngoặc kép “...”, dấu ngoặc tròn (...), AND, OR, NOT) nhằm trả về kết quả tối ưu.

Chẳng hạn, nếu bạn đang tìm từ khóa sales manager, nhưng muốn loại trừ kết quả regional và nation sales manager, bạn có thể tìm hàm điều kiện: “sales manager” NOT (regional OR national).

Hình: Search thông tin trên LinkedIn

Điều đặc biệt là với LinkedIn Boolean Search, bạn có thể tạo ra một chuỗi Boolean kết hợp hàng tá, thậm chí hàng trăm điều kiện cùng một lúc.

13. Bổ sung nhanh phễu nhân tài với ứng viên do nhân viên giới thiệu

Hình thức tuyển dụng qua lời giới thiệu là một kênh được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay nhờ tiết kiệm tối đa chi phí mà độ phủ lại rộng.

Nếu công ty của bạn có 50 người, và 50 người này chia sẻ tin tuyển dụng đến bạn bè của mình, tốc độ truyền tin có thể tính theo cấp số nhân. HR cũng không cần quá lo lắng về mặt chất lượng vì nhân viên sẽ không giới thiệu những người họ cho là không phù hợp do sẽ phần nào ảnh hưởng đến uy tín của họ tại công ty.

Nhưng làm cách nào để xây dựng chương trình tuyển dụng qua lời giới thiệu hiệu quả và khuyến khích nhân viên tham gia? 

    1. Quy trình đơn giản, ít thủ tục rườm rà - Nếu có thể, nhân viên chỉ cần cung cấp thông tin cơ bản và cách thức liên hệ, việc tiếp cận để HR lo liệu.
    2. Chính sách thưởng rõ ràng, hấp dẫn - Không nhất thiết phải thưởng bằng tiền mặt. Đó có thể là lời tuyên dương trực tiếp từ lãnh đạo hoặc voucher để ghi nhận sự đóng góp của nhân viên
    3. Chú trọng đến truyền thông & đào tạo nội bộ - Đảm bảo cung cấp đủ cho nhân viên thông tin về quy trình giới thiệu, kỳ vọng đối với ứng viên và những quyền lợi mà ứng viên có được khi gia nhập vào công ty.
    4. Khuyến khích nhân viên tìm kiếm nhiều nguồn tài năng khác nhau để đa dạng hóa màu sắc ứng viên trong phễu nhân tài.

    >>> Xem thêm: 

    Anphabe hiện là đối tác chính thức của LinkedIn tại thị trường Việt Nam, với đội ngũ tư vấn được đào tạo bài bản bởi LinkedIn sẽ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp bạn tuyển dụng nhanh, đúng người đúng việc và gia tăng sức hấp dẫn với ứng viên tiềm năng thông qua các giải pháp toàn diện. 

    Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng đột phá, vui lòng liên hệ Anphabe để được tư vấn:

    Answer hZWZmZdpmnKXl5aExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5eTl5qTiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

    Have something to say?

    Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

    Answers

      There are no answers to this question yet.
    hZWZmZdpmnKXl5aExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
    Lazy Load...