Nghỉ việc chuyên nghiệp - bạn có biết?
Bạn làm sai. Sếp mắng bạn một câu. Bạn giận dỗi về bàn viết đơn xin nghỉ. Ngay khi email đc gửi đi. Bạn nhận được câu trả lời ngắn gọn của sếp: - Uh
Bạn nhếch mép, nghĩ, rồi để xem ông ta tìm được ai thay thế mình. Bạn nghĩ, ông ta là một người ko biết giữ chân nhân tài. Bạn nghĩ, khả năng của bạn có thể làm ở bất cứ đâu. Bạn mở facebook và viết vài dòng thấm đẫm triết lý như leader is...boss is...
Có lẽ rất nhiều người đi làm đều từng ít nhất một lần nghĩ về sếp như vậy. Nhưng xin thưa các bạn trẻ, sau nhiều năm đi làm, cả ở vị trí nhân viên lẫn vị trí lãnh đạo, tôi rút ra được kinh nghiệm như sau:
1. Trên tất cả các loại triết lý nhân sự, các vị lãnh đạo có một tôn chỉ “chỉ giữ người muốn ở lại”. Nếu bạn đã muốn ra đi, sẽ ko có ai giữ bạn cả. Ngay cả khi bạn là một nhân viên có năng lực.
2. Ai cũng có thể bị thay thế, ngay cả sếp. Vì thế đừng ảo tưởng bạn là người quan trọng vời vợi trong công ty.
3. Khi bị sếp chỉ trích, bạn nộp đơn xin nghỉ ngay lập tức. Đó chỉ giống như một đứa trẻ con làm mình làm mẩy khi bị người lớn mắng. Nó thể hiện bạn ko chuyên nghiệp, bạn ko đủ bản lĩnh và bạn quá đề cao cái tôi cá nhân.
4. Vài trường hợp, Bạn có thể cho rằng mình ko sai. Vì quy định công ty ko nói rõ điều đó. Hoặc sếp chưa bao giờ nói với bạn điều đó. Nhưng xin bạn hiểu, có những quy ước trong công việc không bao giờ được nói ra. Bởi nó được sử dụng để thanh lọc những người có EQ tốt.
Ví dụ: gần đây tôi xem bộ phim HQ chị đẹp mua đồ ăn cho tôi...nhân vật Yoon Jin Ah thực sự rất chuyên nghiệp khi cô hiểu rằng không bao giờ được đi sneaker tới công sở, dù quy định công ty không có. Cô nói:”hiểu được điều đó chính là sự chuyên nghiệp”
5. Ngoài năng lực tốt, các công ty luôn tìm kiếm những người có tính cách tốt. Một tính cách tốt ko phải là bạn nhường nhịn đủ điều, bạn ngoan ngoãn dễ thương như một chú mèo con. Mà là cách bạn ứng xử. Bạn biết cách nói chuyện, bạn giao lưu khéo léo, bạn ko ngồi lê đôi mách, bạn biết cách thể hiện bản thân.
Đừng gào lên khi có ai đó được sếp ưu ái hơn vì “đứa đó khéo nịnh sếp”. Thực tế cho thấy, “khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ”- tựa một cuốn sách mà tôi rất thích. Đọc sách rồi bạn sẽ hiểu, “khéo nói” không -phải -là “xu nịnh”
6. Thực tế là ông chủ nào cũng muốn có được nhân tài làm việc cho mình. Vâng, tôi nhấn mạnh là: Làm-việc-cho-mình ! Hoặc tốt hơn hết là Cộng-tác-cùng-mình! Chứ không phải là mời về để Làm-chủ-của-mình.
Nên nếu bạn còn nghĩ rằng, với trình độ của bạn (có thể cao hơn ông chủ), bạn nói gì ông chủ cũng nghe theo thì...bạn lầm! Với suy nghĩ như thế, lời khuyên là, tốt nhất hãy tích cóp một số vốn và tự đứng lên làm chủ. Vì ko ai muốn có một người nhân viên chỉ lăm le cãi lời ông sếp.
Tóm lại, khi bạn đi làm, bạn sẽ cảm nhận được vô số bất công trên cuộc đời này. Nếu may mắn, bạn có một người sếp vừa “tài” vừa “tâm”. Kém may hơn, sếp của bạn chỉ có 1 trong 2 điều đó. Xui cho bạn nếu ông ấy ko có cả 2.
Bạn chỉ có một số lựa chọn:
1. Nghỉ việc cmn cho rồi. Làm áp lực ko làm nổi
2. Im lặng cho yên thân, hàng ngày làm hết trách nhiệm rồi về. Đ* bao giờ ý kiến gì nữa.
3. Kệ mẹ đời, tao vẫn cố gắng làm việc hết sức để cho ông ấy nhận ra tao đúng.
4. Tiếp tục phản ứng và thái độ với lão sếp dù biết rằng mình có thể bị đuổi việc.
Bạn còn lựa chọn nào khác ko? Không!
Bạn có để ý? ...Tất cả những lựa chọn trên đều chỉ là lựa chọn thay -đổi -thái -độ -làm việc của bạn. Chứ ko hề có lựa chọn thay đổi ông sếp!!!
Tôi dĩ nhiên không khuyên bạn chọn cách nào trong 4 cách ở trên. Vì bạn mới là người hiểu rõ nhất thứ bạn cần. Người sếp đầu tiên của tôi từng nói: ”em chỉ đc nghỉ việc khi bản thân em đã có đóng góp cho cty. Hãy ra đi trong sự lưu luyến của người khác”
Bạn đã làm việc chuyên nghiệp. Vậy khi nghỉ việc, cũng hãy nghỉ việc một cách chuyên nghiệp. Đừng làm mình làm mẩy. Đừng dỗi hờn thế giới. Đừng nói xấu công ty hay lão sếp. Bởi khi bạn ra đi rồi, tất cả những gì bạn để lại, khiến người ta luyến tiếc... là những đóng góp cho cty... hay là một cái thở phào của người ghét bạn...
Bạn hoàn toàn có thể quyết định được nó!!!"
Trích nguồn FB Dinh Tien Dung (https://www.facebook.com/dinh.t.dung)
Bài nên đọc:
- 3 lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất mà bạn cần biết
- 3 điều nhất định phải có trong mail xin nghỉ việc
- Đề nghị mức lương cao khi quay lại công ty cũ, nên hay không?
- Tại sao công ty nhỏ - cty Việt Nam không giữ dc người tài?
Pages
- Huong Ha1524802428
1 bài viết ý nghĩa cùng chủ đề từ chị Đinh Kim Nhung - HR Director (https://www.facebook.com/nhung.dinhkim) , xin được để đây để nhắc nhở bản thân.
-------------------
Đứa nào xui bạn "Nghỉ đi đừng sợ", thì bạn hãy tạt nước cho nó tỉnh giấc, vì "Changing jobs can be one of the most stressful events a person can experience"
Nhưng ai xui bạn cứ bám vào 1 công việc mà bạn ngán đến tận cổ; sáng chả muốn bước chân khỏi giường... Thì bạn cũng đừng nghe nhé
Nhưng có 1 vài lời khuyên (từ 1 người đổi job 5 lần) dành cho các bạn trước ngưỡng cửa thay đổi công việc:
1. Đó phải là quyết định của bạn, vì bạn & cho bạn.... Đừng bao giờ nghỉ vì đứa ABC nó xui mình, đừng nghỉ vì đứa EFG nó cũng nghỉ... Rất hiếm khi có những đồng nghiệp làm với nhau cả đời, nên hãy tự mình đưa ra quyết định cho mình bạn nhé!
2. Đừng có xin nghỉ việc 1 cách bốc đồng. Suy nghĩ cho kỹ, cân nhắc cho thấu đáo, soi xét cho đủ ngõ ngách, rồi hãy quyết định... Đừng có nộp đơn cho bõ ghét, cho đã nư. Chả ai thương mình bằng mình đâu. Lớn rồi phải khôn ngoan & tỉnh táo lên nhé!
3. Đừng bao giờ nghĩ rằng sẽ luôn dễ dàng nhanh chóng tìm được việc khác tốt hơn ở đâu đó... Công việc là cái duyên, lúc mình chưa cần thì đầy ra, thế chứ lúc mình cần xoắn lên lại chả có ma nào nó ngó đến. Mà cứ thử jobless 1 thời gian đi. Sẽ thấy cái tôi & sự tự tin của mình nó trôi tuột đi đâu hết. Thực tế đi. Đời không toàn màu hồng đâu, có 7 sắc cầu vồng, nhớ không? Và đôi khi tông xám nó lên ngôi các cậu ạ…
4. Đừng cảm tính & đừng nghĩ mình sẽ dễ dàng tìm được sự đồng cảm tuyệt đối, đồng nghiệp dễ thương, mọi việc trôi chảy ở 1 chỗ mới… Kinh doanh là thử thách & cạnh tranh, chỗ nào cũng khó các cụ ạ. Và chả có ai tuyển mình vào để người ta làm vừa lòng mình đâu. Trước tiên mình hãy có giá trị, rồi sau đó hãy tìm 1 nơi phù hợp để đồng hành.
5. Và bạn phải là người biết rõ, đâu là 4-5 thứ tối quan trọng đối với bạn trong định nghĩa về "công việc yêu thích" của bạn trong từng thời điểm nhất định của cuộc đời...
---------
-
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnpqZmoad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 5
- hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmmXcZqFneDh
-
More
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpqanJiIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhuaZhtVm6xtg.. - Giao Le1525765513
ở trong chăn mới biết chăn có rận. chả có môi trường nào/sếp nào là xấu hết hay tốt hết cả. biết người, biết ta rồi mọi chuyện sẽ đơn giản và dễ thở hơn
-
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnpuTmoad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmmYa5qFneDh
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpqblpiIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmxvbZZrVm6xtg.. - Hà Minh Thảo1525766277
Lần trước có "ngâm cứu" chủ đề này và bookmark 1 bài viết liên quan trên linkedin. Post lại đây để ai cần "ngâm cứu" giống mình có thông tin xem nhen:
Các việc cần làm trước khi nghỉ việc:
1. Giữ bí mật – Khi bạn tìm việc mới, hãy luôn nhớ giữ bí mật cho bản thân và không nên chia sẻ với bất kỳ ai, dù người đó rất thân với bạn.
2. Lưu hồ sơ của các dự án đang phụ trách – Hãy lưu dần hồ sơ dự án mà bạn đang phụ trách, những thử thách bạn gặp phải, ưu tiên công việc cần có, điểm mạnh điểm yếu của mỗi thành viên. Việc này sẽ giúp nhân viên mới thay thế vị trí của bạn tiếp nhận công việc và vào guồng nhanh chóng hơn để công ty hạn chế tình trạng gián đoạn.
3. Dọn dẹp máy tính – Xóa các thông tin cá nhân mà bạn đã lưu trữ trên máy tính công ty, đặc biệt là các trang web bạn hay truy cập vào thời gian gần nghỉ việc. Bạn không muốn mọi người biết rằng bạn mua sắm hay đặt kỳ nghỉ nên tốt nhất là xóa hết các thông tin không liên quan đến công việc.
4. Thư xin nghỉ việc – Hãy chuẩn bị thư xin nghỉ việc thật ngắn gọn súc tích. Trong thư bạn nên ghi rõ ngày làm việc cuối cùng, khả năng bạn sẽ hỗ trợ công ty tìm người thay thế để đảm bảo công việc thuận lợi. Bạn cũng cần cảm ơn công ty vì đã tạo cơ hội cho bạn phát triển kỹ năng trong suốt thời gian làm việc. Tránh dài dòng lê thê, và phải nhớ chỉ nộp thư xin nghỉ việc sau khi bạn đã được nhận vào làm tại công ty mới.
5. Sử dụng ngày nghỉ phép & tiền thưởng – Hãy ước tính ngày nghỉ phép còn lại và những khoản tiền thưởng/hoa hồng của bạn và làm rõ với công ty trước khi nghỉ việc.
6. Làm đẹp bản thân – Hãy đi mua sắm nhiều trang phục công sở mới để gây ấn tượng tốt với công ty mới của bạn, vì bạn đã tạo ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn xin việc và phải giữ hình ảnh này suốt thời gian sau đó.
7. Thư chia tay/tạm biệt – Hãy chuẩn bị thư tạm biệt viết tay trên những mẩu giấy xinh xắn, đặc biệt là dành cho những người đồng nghiệp đã giúp đỡ hướng dẫn bạn trong suốt quá trình bạn làm việc tại công ty. Điều này thể hiện bạn là người rất quan tâm đến họ và thực lòng muốn cảm ơn họ.
8. Chuẩn bị tinh thần về việc công ty sẽ giữ chân bạn – Công ty bạn đang làm có thể sẽ đề xuất mức đề nghị hấp dẫn để giữ chân bạn. Lúc này, bạn hãy nhớ lại vì sao mình tìm việc mới. Dù mức lương bổng mới có hấp dẫn đến đâu đi chăng nữa, một khi bạn đã thông báo nghỉ việc thì mọi việc đã không còn như trước nữa. Niềm tin giữa bạn và công ty đã không còn, và lý do bạn muốn rời khỏi công ty sẽ không thay đổi. Hãy chuẩn bị sẵn tâm lý để từ chối đề xuất này từ công ty. Và cũng đừng nên quá tham lam với công ty mới - nếu như bạn đã ký đơn chấp nhận làm việc thì không nên yêu cầu tăng lương khi công ty cũ đề ra mức cao hơn.
9. Tránh bàn tán – Bạn cần tránh bàn tán những việc riêng trong thời gian nghỉ việc. Những gì bạn phát biểu trong thời gian này sẽ được mọi người ghi nhớ rất lâu. Bạn hãy nhớ luôn giữ cho mình hình ảnh thật chuyên nghiệp cho đến lúc rời công ty.
-
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnpuTm4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 2
- hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmmYa5uFneDh
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpqblpmIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhm1vcZhmVm6xtg.. - Hưng Nguyễn1525767050
Nếu đã có ý định nghỉ việc rồi, thì nên tập trung bàn giao cho người mới thật suôn sẻ. hỗ trợ và giữ mối quan hệ tốt đẹp với cả sếp và đồng nghiệp. thêm bạn, bớt thù. biết đâu chả gặp lại nhau vào 1 lúc nào đó mà mình ko ngờ tới.
-
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnpuTnIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmmYa5yFneDh
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpqblpqIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmdvbp1uVm6xtg.. - Huong Ha1525770265
NGHỈ VIỆC CÓ VĂN HÓA
(7 điều tâm niệm về văn hóa nghỉ việc từ cựu giám đốc nhân sự)Chốn công sở rất vui, ai cũng thừa nhận là vậy nhưng trong đó cũng tiềm ẩn cả những điều khó nói, như mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa sếp và đồng nghiệp rồi lại chuyện kèn cựa để thăng chức hoặc chuyện tình cảm nam nữ đang độ thanh xuân. Và có một điều phải thừa nhận là con số những người nhảy việc không phải là ít bởi qua thời gian họ sẽ tích lũy được kinh nghiệm và "tăm tia" được nơi nào đó mới mẻ hơn, tiềm năng hơn cho sự phát triển của họ.
Tất nhiên, trước khi đến được nơi mới thì họ sẽ phải chia tay nơi cũ, người cũ. Có những người nghỉ việc rồi vẫn được sếp và đồng nghiệp cũ trân trọng nhưng chẳng hiểu sao có những người lại chẳng bao giờ được nhắc đến, mà có nhắc thì cũng là với ấn tượng cực xấu. Cái đó người ta gọi là sự khác biệt trong "tư duy" xin nghỉ việc, và là văn hóa chia tay đúng mực của mỗi cá nhân.
Vấn đề đó được cựu giám đốc nhân sự, người chuyên tổ chức event cho phụ nữ, chị Giao Giao đề cập rất rõ ràng và mạch lạc, chạm đến nỗi lòng của rất nhiều người đang làm công tác quản lý ở các chốn công sở và khiến nhiều người nhìn lại hành trình đi làm của mình.
"Mình tuyển rất nhiều nhân viên đủ các cấp bậc. Tuyển vị trí khó mấy rồi cũng tuyển được, chỉ là thời gian, người có năng lực người kém, người yếu đuối hay mạnh mẽ mình gặp đủ.
Điều làm mình rất thất vọng, là nhân viên cả cấp cao lẫn cấp thấp, đều rất ít người biết cách cư xử đẹp khi nghỉ việc, khi chia tay. Cuộc đời mình đi làm rất lâu, ít khi gặp được người đàng hoàng chính trực, có trách nhiệm và biết cư xử khi nghỉ việc. Giúp việc (lương 10 triệu/ tháng), cũng bịa lý do về quê nghỉ đột ngột, giám đốc cấp cao có 20 năm đi làm trong và ngoài nước, (thu nhập 3 tỉ/ năm) cũng cư xử y hệt nhau, chán là bỏ đi, không thèm dọn dẹp gì. Không phải do trình độ văn hoá, xuất thân, kinh nghiệm, tuổi đời, cũng lại chả phải vì họ bị đối xử tệ hại. Họ chả hề biết chia tay sao cho văn minh.
Mình ghi ra đây những điều tâm niệm của mình mong rằng văn hóa chia tay (công việc, tình yêu, bạn bè) đều sẽ được coi trọng y như lễ đính hôn, thư mời tuyển dụng, hay nhận lời ai làm việc gì.
1. Chia tay là chuyện... bình thường trong đời. Không yêu nữa, không hợp nữa, không đi cùng nhau nữa thì chia tay lịch sự. Có gặp gỡ khắc có chia ly. Đừng nói xấu, đừng đổ lỗi. Lý do chia tay nên cụ thể. Năng lực em không kham được công việc này. Em không phù hợp văn hoá công ty. Em muốn làm chỗ oai hơn... nói thật dễ biết bao nhiêu. Đừng nghĩ mình nghỉ công ty sẽ sập, nếu mình nghỉ, đừng nghĩ không có ai thay được mình. Nghĩ cho mình cũng nên nghĩ cho người khác, sao cho việc nghỉ ít ảnh hưởng nhất đến người khác.
2. Đừng nghỉ việc vì tiền. Hãy thử làm mọi việc, học thêm kỹ năng sao cho mình giỏi hơn, chủ động hơn, đương nhiên mình sẽ có thu nhập xứng đáng hơn. Hãy nghỉ việc vì hết gắn bó, hết yêu, hết thấy tương lai mình ở đây. Nghỉ việc để tìm việc lương cao hơn, bạn sẽ sớm thất vọng, vì chả có việc gì dễ mà lương cao cả.
3. Hãy gặp sếp, trò chuyện thẳng về lý do hoàn cảnh, bày tỏ sự lo ngại. Mình có thể không tiếp tục công việc, ít nhất 2 tháng trước khi nghỉ, để người ta đủ thời gian tìm người thay. Đừng nói dối bịa ra lý do, đừng nghỉ đột ngột khi chưa có ai đảm nhiệm công việc, sự tử tế này sẽ mang cho bạn may mắn, tiếng tốt khi tìm công việc sau.
Hãy tận tâm làm việc đến ngày nào bạn còn nhận lương, và đừng nghĩ mình xin nghỉ rồi mình không cần làm việc tích cực nữa. Trừ khi bạn bị đối xử rất tệ, thì mới nên chọn cách viết mail xin nghỉ theo thời gian báo trước của luật, vốn rất ít ỏi. Hãy nói chuyện, trước khi gửi mail. Hãy chuẩn bị việc bàn giao thật cẩn thận, chu đáo. Hãy hết lòng làm tròn trách nhiệm trước khi nghỉ. Bạn sẽ thấy mình nhẹ lòng khi ra đi.
4. Sếp bạn khi tuyển bạn vào làm việc, họ bỏ rất nhiều công sức, dành cho bạn nhiều hy vọng, giúp bạn tiến bộ, đồng nghiệp bạn tử tế thân thiện, giúp đỡ bạn rất nhiều, công ty giúp bạn có công việc lương thiện. Hãy biết ơn cả những điều nhỏ bé, đừng coi là đương nhiên, đừng nói xấu đừng quay lưng bội bạc. Bạn hãy chính trực, quân tử, khi chia tay. Đừng tham ít tiền hay đòi hỏi gì vô lý. Hãy để mọi người nhớ về mình với sự tôn trọng và quý mến kể cả khi bạn đã rời bỏ công việc.
5. Đừng gửi một email chào cả công ty, cảm ơn. Hãy gặp từng người quan trọng với bạn, để tạm biệt, đừng thông báo việc bạn nghỉ, khi sếp bạn chưa thông báo. Hãy vui vẻ đúng mực, đừng tỏ ra hả hê, nghỉ việc như trả thù cá nhân. Hãy mời vài người thân ăn một bữa chia tay, hay tặng họ một món quà nhỏ. Bạn chắc sẽ có dịp gặp đồng nghiệp ở nơi khác, trân trọng mối quan hệ công việc, giúp bạn biết cách giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ một cách chân thành.
6. Đừng bao giờ nhận một công việc vội vàng thiếu cân nhắc, để khó xử khi chia tay. Nhớ coi sếp có tử tế nhân hậu không. Hãy cư xử lịch thiệp lễ độ với sếp. Hơn cả cách sếp đối với bạn. Công việc nào cũng đầy áp lực, đừng nghĩ nghỉ việc là giải pháp. Đừng nghỉ khi đang thử việc trừ khi cả hai không thể tiếp tục. Thời gian tối thiểu bạn xem có hợp 1 công việc hay không, trung bình là 6 tháng. Tốt nhất là đặt mục tiêu thời gian làm một công việc 2 năm, để học được cặn kẽ các năng lực của một công việc cụ thể. Nếu vượt qua 6 tháng đầu, bạn sẽ trụ lại công việc được lâu.
7. Hãy chia tay khôn ngoan. Chia tay xong phải dứt điểm không nặng nề dây dưa, tránh cho nhau những hệ luỵ về sau. Gặp gỡ đẹp chả nói nên điều gì. Chia tay đẹp làm nên nhân cách một người tử tế.
Mỗi khi gặp một nhân viên tìm việc, mình thường tự hỏi họ có biết chia tay sao cho lịch sự, từ chối sao cho đàng hoàng không. Dù thế mình cũng vẫn nhầm như thường. Mình thật kinh ngạc khả năng cạn tình của nhiều người khi ra đi.
Mình nghĩ do đạo đức, do giáo dục, mà chuyện chia tay sao cho đừng khinh, đừng ghét nhau, thật khó.
Mình cần tuyển nhân viên có nhân cách, có tự trọng, biết chia tay văn minh".
Nguồn: nld.com.vn
-
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnpuUlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmmYbJSFneDh
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpqbl5KIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhuaZhtVm6xtg.. - Nga Luong1525848422
Em nghĩ có một lựa chọn nữa mà it ai làm, mà những người làm theo lựa chọn số 5 này thường rất giỏi và sẽ thành công, họ thương có chỉ số EQ rất cao.
5. Tại sao phải quan tâm đến ông sếp mà chỉ quan tâm là. Mình sẽ làm cho mình, do mình và vì mình.( làm để học hỏi, làm để trưởng thành, làm để ra việc và làm để thành người và chắc chắn khí thành người sẽ thành công)
-
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnpuUmIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmmYbJiFneDh
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpqbl5aIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhqa5ZrVm6xtg.. - nam nguyen thanh1525940863
Hi bạn.
Bài viết rất hay, tuy nhiên mình thấy có vài điểm không giống thực tế lắm. Mình cũng thuộc dạng nghỉ việc chuyên nghiệp. Nhưng mình nhịn cũng thuộc hàng 6/10 người. Vậy thực ra đó là vẫn đề của doanh nghiệp hay của người lao động mình cũng không chắc. Tuy nhiên người hay nhảy việc, trong tầm mối quan hệ đồng nghiệp mình chưa thể kết luận họ thất bại. Nhưng với doanh nghiệp có nhân viên nghỉ việc chuyên nghiệp thì khó bức phá được, và có thể nói cầm cự với sức lao động vô biên của chủ doanh nghiệp. Theo mình thấy, các nhân viên các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam thì nhân viên trụ lâu hơn. Thường là do áp lực công việc hay do quá tải và muốn có thời gian cho gia đình nên nhân viên mới nghỉ và chọn công việc nhẹ nhàng hơn. Điều đáng tiếc có lẽ chúng ta chưa có nền văn hóa rõ ràng chăng ?
-
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKUnpuUnIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j 1
- hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlmmYbJyFneDh
hZWZmZdpl3GalZWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlpqbl5qIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmppcZpsVm6xtg..