72% người đi làm trải qua “Shift Shock”, HR nên làm gì?
Cú sốc của nhân viên mùa nhảy việc. Nhiều nhân viên mới đổi công việc bị sốc khi vào công ty và có ý định tìm việc mới hoặc quay lại công việc cũ. Cùng tìm hiểu về Shift shock qua bài viết dưới đây:
“Shift Shock” là gì?
Theo Kathryn Minshew, Giám đốc điều hành của nền tảng tìm kiếm việc làm The Muse, định nghĩa shift shock là cảm giác (thường là tiêu cực) khi bạn bắt đầu một công việc mới và bạn nhận ra vị trí việc làm mới hoặc công việc mới rất khác so với những điều bạn đã tưởng tượng. Cảm giác này xuất phát từ sự không nhất quán giữa bản mô tả công việc & công việc thực tế tạo nên một sự “sốc văn hóa” làm cho người đi làm cảm thấy vỡ mộng & thật vọng với công việc.
Khái niệm “Shift Shock” phổ biến hơn trong năm 2022 từ khi xảy ra cuộc đại từ chức (Great Resignation), các nhà tuyển dụng tìm mọi cách để tuyển đủ nhân viên nên có phần cường điệu trong mô tả công việc & quyền lợi của nhân viên. Khi bắt đầu trải nghiệm công việc thực tế thì họ cảm thấy thất vọng vì công việc không giống với mô tả.
Ảnh: Tìm kiếm internet không rõ nguồn chính xác
Sự phổ biến của hiện tượng này được thấy rõ qua các khảo sát và đầu năm 2022, do The Muse thực hiện với hơn 2.500 người lao động, 72% người lao động tham gia báo cáo rằng họ đã trải qua “shift shock”, và 41% thậm chí cho biết họ sẽ tìm kiếm việc mới nếu trải qua trạng thái này, trong khi 48% sẽ có suy nghĩ quay lại công việc cũ nếu cảm nhận rõ “sốc văn hóa” khi chuyển đổi sang công ty mới.
HR làm gì để làm giảm tình trạng Shift shock
#1. Trung thực với ứng viên
Để tránh “shift shock”, HR cần truyền đạt một cách thành thực với ứng viên về công việc thực tế cũng như vai trò họ đang phỏng vấn, bao gồm những thách thức có thể họ sắp đối mặt & phần thưởng thực tế họ nhận được nếu hoàn thành công việc.
#2. Thúc đẩy sự đa dạng và công bằng
HR có thể thúc đẩy chính sách đa dạng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng trong tổ chức. Chính sách này không chỉ tạo ra cơ hội công bằng cho mọi nhân viên mà còn góp phần vào việc giảm thiểu xung đột văn hóa, một trong những nguyên nhân chính của “shift shock.” Các chiến lược như chương trình đào tạo đa dạng, chính sách thu nhập công bằng và tuyên truyền một môi trường làm việc tích cực và lành mạnh.
#3. Quản lý cần chịu trách nhiệm về hành vi của mình
Môi trường làm việc độc hại thường bắt nguồn từ quản lý độc hại, HR cần chủ động giải quyết các vấn đề trong môi trường làm việc. Bằng cách này, không chỉ những nhân viên có phẩm chất kém mà còn những quản lý tạo ra môi trường làm việc không lành mạnh có thể được loại bỏ, giảm bớt nguy cơ “shift shock” trong doanh nghiệp.
#4. Thúc đẩy sự linh hoạt trong công việc
Đối với thế hệ Z, chính sách làm việc từ xa đóng vai trò quan trọng trong việc giảm “shift shock”. HR có thể xem xét và phát triển chính sách làm việc từ xa có ý thức và kỹ lưỡng để đáp ứng mong đợi của nhóm này. Điều này bao gồm việc cung cấp công cụ và nguồn lực để nhân viên làm việc hiệu quả từ xa, đồng thời đảm bảo rằng có sự liên lạc và hỗ trợ liên tục giữa các thành viên trong nhóm làm việc từ xa.
Có thể nói việc giảm “Shift Shock” đối với người đi làm không chỉ là một nhiệm vụ cho HR mà còn là cơ hội để doanh nghiệp thể hiện sự linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với thách thức tạo ra một môi trường làm việc hạnh phúc & gia tăng hiệu suất cho nguồn nhân lực.
>>> Xem thêm: Bài tập đánh giá xây dựng sự kiên hoạt và quản lý Stress tại nơi làm việc