AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZmZhhkXKYmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Bí mật từ ngôn ngữ cơ thể của ứng viên khi phỏng vấn

Answer hZWZmZhhkXKYmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iSmZ2biJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Tuan Nghiem's picture
1710129753

Ngôn ngữ cơ thể (Body language), một hình thức giao tiếp không lời, thường được coi là một khía cạnh quan trọng không thể bỏ qua khi đánh giá một ứng viên trong quá trình phỏng vấn. Nhưng điều gì thực sự chúng ta có thể học được từ nó? Đối với những nhà tuyển dụng và chuyên gia nhân sự, việc hiểu và đọc vị ngôn ngữ cơ thể có thể mở ra cho bạn những cánh cửa không ngờ và giúp họ có quyết định đúng đắn hơn trong việc chọn lựa ứng viên. Chìa khóa để nhà tuyển dụng có thể tận dụng sức mạnh của đọc vị ngôn ngữ cơ thể chính là thấu hiểu động cơ đang thúc đẩy hành vi của ứng viên là gì?

1. Vì sao nhà tuyển dụng cần phải biết

Ngôn ngữ cơ thể, sử dụng chuyển động cơ thể và biểu cảm để diễn đạt cảm xúc tự nhiên, là một phần không thể thiếu trong giao tiếp con người. Việc hiểu và học hỏi về ngôn ngữ cơ thể không chỉ mang lại lợi ích cho ứng viên mà còn giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tuyển dụng chính xác hơn. Trong các buổi phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng thường đọc vị từ ngôn ngữ cơ thể của ứng viên để đánh giá thái độ, tính cách và mức độ tự tin.

Mặc dù ngôn ngữ cơ thể chỉ là một phần nhỏ trong quá trình tuyển dụng, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Tuy nhiên, việc đọc vị ngôn ngữ cơ thể không phải lúc nào cũng đơn giản. Ví dụ, nếu một ứng viên chớp mắt thường xuyên trong buổi phỏng vấn, điều này không nhất thiết chỉ là dấu hiệu của căng thẳng hay lo lắng. Có thể họ chỉ cảm thấy khô mắt do đeo kính áp tròng quá lâu.

Do đó, để tận dụng sức mạnh của việc đọc vị ngôn ngữ cơ thể, nhà tuyển dụng cần thấu hiểu động cơ đang thúc đẩy hành vi của ứng viên. Việc này có thể đòi hỏi sự nhạy bén và hiểu biết sâu sắc về con người và tình huống cụ thể.

2. Bí quyết đọc vị ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn

Ngôn ngữ cơ thể gồm 2 loại chính: ngôn ngữ cơ thể có mục đích và ngôn ngữ cơ thể vô thức. Trong phỏng vấn, nếu một số ứng viên có thể kiểm soát ngôn ngữ cơ thể thì số còn lại thường thể hiện một số hành động, cử chỉ theo thói quen vô thức. Những hành động này có thể tiết lộ một số thông tin quan trọng về tính cách và thái độ của họ trong công việc. 

Dưới đây là các loại ngôn ngữ cơ thể trong phỏng vấn mà nhà tuyển dụng cần chú ý:

Sự tự tin: Người ta thường nói "Sự tự tin là chìa khóa của thành công", và điều này thể hiện rõ qua ngôn ngữ cơ thể. Ứng viên tự tin thường có tư thế thẳng và chắc chắn, liếc mắt thẳng và nụ cười tự nhiên. Họ có xu hướng giao tiếp mạnh mẽ và dễ dàng thu hút sự chú ý của người khác. Ngược lại Những ứng viên thiếu tự tin thường chọn tư thế ngồi khom lưng, co rụt vai. Trong khi các ứng viên ngồi thoải mái với lưng thẳng, chuyển động vai tự nhiên, không cứng nhắc thường là người giữ được bản lĩnh tự tin trong các cuộc phỏng vấn.

Sự chân thật: Một người ứng viên chân thật thường có các cử chỉ tự nhiên và không giả tạo. Họ sẽ không ngần ngại thể hiện cảm xúc của mình thông qua ngôn ngữ cơ thể, như nhấc mày khi nói về điều gì đó họ thực sự quan tâm hoặc mỉm cười khi thấy một điều gì đó thú vị.

Sự tập trung: Một ứng viên tập trung thường giữ mắt liếc nhìn vào người nói, không để lạc mất ánh mắt. Họ có thể dùng các cử chỉ nhỏ như gật đầu hoặc nhấc mày để thể hiện sự hiểu và sự chú ý.

Sự lo lắng: Dấu hiệu của sự lo lắng có thể dễ dàng nhận biết qua ngôn ngữ cơ thể. Ứng viên lo lắng có thể nhìn chéo, nhăn mày, nghịch bút, nghịch tay, gõ mặt bàn,... Họ có thể tỏ ra không thoải mái trong tư thế và giao tiếp.

Sự tôn trọng: Ứng viên có sự tôn trọng thường duy trì một khoảng cách lịch sự với người phỏng vấn, không làm phiền bằng cách chạm vào hoặc đụng đến họ một cách không thích hợp. Mặc khác khi ứng viên liên tục thở dài, liếc nhìn điện thoại hoặc đồng hồ đa phần cho thấy ứng viên thiếu tôn trọng trong buổi phỏng vấn

Sự kiên nhẫn: Một ứng viên kiên nhẫn thường thể hiện sự kiên nhẫn thông qua ngôn ngữ cơ thể, như việc ngồi chờ đợi mà không tỏ ra căng thẳng hoặc tức giận.

Sự linh hoạt: Sự linh hoạt của một ứng viên có thể được phản ánh qua ngôn ngữ cơ thể, như việc thay đổi tư thế hoặc di chuyển một cách thoải mái và tự nhiên.

3. Điều lưu ý khi đưa ra quyết định

Nhà tuyển dụng nên tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng. Việc đọc vị ngôn ngữ cơ thể của ứng viên phải dựa trên các đánh giá có cơ sở. Do đó, khi diễn giải ngôn ngữ cơ thể của ứng viên, nhà tuyển dụng nên chú ý các yếu tố quan trọng sau:  

Tần suất: 

Hãy tập trung vào việc phân tích và đánh giá ngôn ngữ cơ thể của ứng viên dựa trên mức độ và tần suất của các biểu hiện. Những hành động nhỏ, không thường xuyên thường là phản ứng tự nhiên và không đáng quan ngại. Ví dụ, nhiều người có thói quen nháy mắt để chỉnh lại vị trí kính áp tròng thay vì để che giấu sự vụng về hay nói dối. Tuy nhiên, nếu ứng viên thể hiện những hành vi cực đoan hoặc thói quen xấu liên tục, đó có thể là một dấu hiệu mối lo ngại trong tương lai. Trong trường hợp này, cần phải tiếp tục quan sát và đánh giá để hiểu rõ hơn về bản chất của các hành vi đó. Ngược lại, nếu ứng viên thể hiện sự tự tin và ổn định trong mọi khía cạnh của ngôn ngữ cơ thể, đó có thể là một dấu hiệu tích cực. Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng có thể tiến xa hơn và xem xét các tiêu chí khác trong quá trình đánh giá ứng viên.

Thời gian:

Nhà tuyển dụng nên chú ý vào thời điểm xảy ra những thay đổi trong ngôn ngữ cơ thể của ứng viên. Nếu ứng viên bất ngờ thay đổi tư thế và bắt đầu khoanh tay sau khi được hỏi về kinh nghiệm làm việc, điều này có thể cho thấy họ đang bất an. Ngược lại, nếu ứng viên mỉm cười và nghiêng người về phía trước, họ đang đặc biệt quan tâm vào câu hỏi thú vị của bạn. 

Vị trí ứng tuyển:

Tùy theo yêu cầu công việc mà mình sẽ chú ý nhiều hơn hoặc ít hơn đến ngôn ngữ cơ thể của ứng viên. Đối với các vị trí như PR, Sales… đòi hỏi kỹ năng giao tiếp xuất sắc và tạo ấn tượng ban đầu tuyệt vời, mình sẽ tập trung đánh giá ngôn ngữ cơ thể ứng viên nhiều hơn. Ngược lại, với những công việc phải dành hàng giờ dán mắt vào màn hình như Developer, thì kỹ năng lập trình xuất sắc có thể quan trọng hơn ngôn ngữ cơ thể của họ.

Kết luận

Ngôn ngữ cơ thể không chỉ là một phần của giao tiếp, mà còn là một cửa sổ tâm hồn của con người. Đối với những nhà tuyển dụng và chuyên gia nhân sự, việc hiểu và đọc ngôn ngữ cơ thể có thể mở ra những cơ hội mới và giúp họ đưa ra những quyết định chính xác trong quá trình tuyển dụng và xây dựng đội ngũ nhân sự.  

Answer hZWZmZhhkXKYmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iSmZ2biJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZmZhhkXKYmZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...