AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZm5VjmnKak5OExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Focus group (phỏng vấn nhóm) đã lỗi thời và không chính xác?

Answer hZWZmplplXKdm5OExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WRlJWbiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Lai Chu's picture
1415699143

Dạo này mình có đọc 1 cuốn sách và rất
tâm đắc đó là cuốn sách Buyology thì trong đó có cho rằng phỏng vấn
nhóm (focus group) đã lỗi thời, không chính xác và không thể trả lời được câu hỏi
“người tiêu dùng đang nghĩ gì?”

Tác giả đã đưa ra ví dụ minh chứng như
sau: họ tiến hành khảo sát những đối tượng hút thuốc lá và hỏi họ câu hỏi “Bạn
có bị tác động bởi những cảnh báo trên bao thuốc lá không?” và “Bạn có hút thuốc
ít đi vì sự tác động của những lời cảnh báo đó không?”

Tất cả đáp viên đều trả lời là CÓ. Sau
đó, ông tiến hành quét não của các đối tượng tham gia khảo sát bằng máy móc
chuyên dụng. Sau khi tiến hành phân tích ông kết luận rang: các cảnh báo trên
bao thuốc lá KHÔNG HỀ có bất kì tác động làm giảm ham muốn của người hút thuốc
lá. Nói cách khác là các hình ảnh khiếp đảm để cảnh báo của các chính phủ, hàng
tỷ đô la của 123 nước đổ ra để kêu gọi mọi người hạn chế hút thuốc lá là vô
ích.

Nói ngắn gọn là kết quả quét não cho thấy
các cảnh báo trên thuốc lá không chỉ thất bại trong việc hạn chế thuốc lá, mà
nó còn tác động tới 1 vùng trong não bộ của người hút  thuốc gọi là “vùng tạo ra niềm vui sướng” khiến
các cảnh báo đó khiến những người hút thuốc như được động viên châm thuốc nhiều
hơn cho tới khi thoả mãn.

Quay lại với các câu trả lời “Có” trong
phỏng vấn nhóm khi được hỏi liệu những cảnh báo trên bao thuốc lá  có tác dụng không – có thể bởi vì họ nghĩ rằng
đó là câu trả lời đúng, hoặc đó là những gì nhà nghiên cứu muốn nghe, hoặc có
thể bởi cảm giác tội lỗi vì họ biết rõ những gì thuốc lá gây hại cho sức khoẻ.
Ông cũng kết luận là những người tham gia phỏng vấn không hề nói dối khi trả lời
“có” nhưng não bộ của họ đang chống lại họ. Đó chính là những gì bộ não của
chúng ta hoạt động hằng ngày.

Và qua 1 loạt thí nghiệm khác thì ông khẳng
định các hình thức khảo sát thăm dò thị trường hay phỏng vấn nhóm đều không
chính xác và lỗi thời. Mà các nhà marketing nên hướng tới việc nghiên cứu
Buyology và hiểu được cách thức hoạt động của não bộ con người.

Không biết các công ty đang sử dụng các
hình thức nghiên cứu thị trường như trên nghĩ như nào về vấn đề này? Hoặc có
đang nghiên cứu/áp dụng Buyology – thần kinh tiếp thị học không?

Answer hZWZmplplXKdm5OExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WRlJWbiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZm5VjmnKak5OExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...