AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5hglXCWmpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Tips giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên, doanh nghiệp cần biết (phần 2)

Answer hZWZl5VpmmuWmZqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iRl5mbiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Tiếp tục với series 23 cách tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên hiệu quả, trong bài viết này, hãy cùng Anphabe tìm hiểu 10 cách còn lại nhé.

Nếu bạn chưa xem phần 1, đọc bài viết chi tiết tại: 23 cách tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên hiệu quả doanh nghiệp cần biết - Phần 1

14. Xây dựng chương trình Onboarding ấn tượng


Bên cạnh những buổi phỏng vấn, ngày đầu đi làm là số ít những cơ hội và công ty có thể gây ấn tượng với nhân viên. Do đó, nhà tuyển dụng cần thiết kế cho mình một chương trình Onboaring ấn tượng nhằm giúp họ cảm nhận rõ ràng & sâu sắc về tổ chức. Giúp gia tăng khả năng giữ chân & xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tốt hơn đến nhân viên. 

15. Sắp xếp người hướng dẫn (mentor) cho nhân viên mới

Sau màn chào hỏi, dù muốn hay không thì 1 đến 3 tháng đầu tiên là thời điểm để nhân viên làm quen với văn hóa, môi trường, đồng nghiệp và công việc của mình.

Họ cần một người hướng dẫn.

Đây là người sẽ đồng hành cùng họ trong những ngày đầu, giúp họ giải đáp được những thắc mắc không biết hỏi ai, khiến cho họ cảm thấy an toàn và được giúp đỡ, từ đó giúp giảm thiểu tình trạng nhân viên nghỉ việc do cảm thấy lạc lõng khi tham gia vào tổ chức.

16. Xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng

Nhân viên có xu hướng phấn đầu hơn khi họ biết đích đến của mình. Nếu không, họ sẽ tìm bến đổ mới cho họ những gì bạn không thể.

Điều này một lần nữa được đặt lên đôi vai của nhà quản trị và cả nhà tuyển dụng.

Xây dựng một lộ trình thăng tiến, một bảng kế hoạch phát triển tại tổ chức đồng thời cùng họ bước đi trên chặng đường đó là một trong những cách rất hay giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên trong doanh nghiệp.

Nhà quản lý có thể bắt đầu bằng cách thăm giò mục tiêu của nhân viên tại công ty, sau đó thiết kế cho họ một lộ trình phát triển. Đồng thời dẫn dắt họ đạt được những mục tiêu đó.

Đừng quên ngồi lại với nhân viên của mình mỗi tháng và quý nhằm tránh tình trạng kế hoạch và mục tiêu của bạn không phù hợp với những kỳ vọng của nhân viên nhé.

17. Trao đổi định kỳ với nhân viên

Giao tiếp là cách nhanh nhất giúp nhà lãnh đạo nắm bắt được những kỳ vọng, suy nghĩ của nhân viên về mình, về sự nghiệp và về công ty.

Bằng cách chia sẻ thẳng thắng những quan điểm về:

  • Công việc
  • Văn hóa
  • Đồng nghiệp
  • Cách quản lý

Giúp nhân viên cảm thấy được lắng nghe và được quan tâm. Đồng thời giúp bạn hiểu hơn về nhân viên, từ đó có những giải pháp phù hợp cho từng tình huống, giảm tối đa tình trạng nghỉ việc của nhân sự mình quản lý.

18. Thường xuyên phản hồi và tiếp thu ý kiến của nhân viên 

Sử dụng các công cụ phản hồi & khảo sát để nắm bắt nhịp đập của công ty một cách thường xuyên.

Sau khi bạn nhận được phản hồi từ cấp dưới, hãy phân tích và đưa ra giải pháp. Tiếp đến, bạn cần hành động càng nhanh càng tốt.

Những nhân viên cảm thấy được lắng nghe có khả năng giữ được cảm hứng & động lực làm việc cao hơn 4,6 lần, điều đó có nghĩa là họ cũng ít có khả năng bắt đầu tìm kiếm một công việc khác hơn. 

19. Ưu tiên các chương trình khen ngợi & công nhận nội bộ

Nhân viên muốn được công nhận vì những thành tích của họ.

Bất kể lời công nhận đó là từ bạn - nhà quản lý hay từ những đồng nghiệp khác.

Bất kể đó là khi họ hoàn thành một dự án lớn trước thời hạn hay chỉ là những công việc thường ngày.

Họ thích được  khen ngợi, và được mọi người công nhận năng lực.

Theo một cuộc khảo sát SHRM, 68% người lao động cho biết chương trình công nhận của tổ chức họ ảnh hưởng tích cực đến khả năng ở lại của họ.

20. Tăng cường các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên

Theo một báo cáo của Deloitte năm 2021, 80% người lao động coi sức khỏe là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của tổ chức họ đang làm việc.

Tổ chức muốn tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên, hãy tăng cường các chương trình chăm sóc sức khỏe.

Để làm được điều này, bạn có thể cân nhắc các phương án sau

  • Cung cấp chương trình quản lý căng thẳng,
  • Lớp học thể dục trực tuyến (hoặc hoàn tiền cho các lớp học trực tiếp),
  • Hội thảo trên web về quản lý tiền & trao đổi công thức nấu ăn lành mạnh.

Khi mọi người có thể hướng đến sức khỏe & sức khỏe của chính mình, họ có thể sẽ hạnh phúc hơn trong công việc của mình, từ đó cống hiến cho tổ chức lâu hơn.

21. Tạo sự kết nối giữa các nhân viên

Một sai lầm của các nhà quản lý, đó là việc xây dựng sự kết nối giữa các nhân viên chỉ phù hợp với những người đã quen với môi trường, hay làm việc lâu năm.

Đây là một quan điểm sai lầm.

Sự kết nối giữa các nhân viên cần được thực hiện ngay khi có ai đó gia nhập vào tổ chức, thông qua các buổi workshop, các hoạt động chính thức và không chính thức

Bạn cũng có thể tạo sự gắn kết giữa các nhân viên bằng cách huyến khích nhân viên làm việc cùng nhau trong các dự án. Những người có bạn thân ở nơi làm việc có khả năng gắn bó với công việc của họ cao hơn gấp 7 lần & ít có khả năng rời đi.

22. Cung cấp ngày nghỉ có lương (PTO - Paid time off) không giới hạn

OK, chúng tôi hiểu rồi - không phải tổ chức nào cũng có thể làm được điều này.

Tuy nhiên, hãy nghĩ thử xem. Rằng đây là một trong những đặc quyền tối thượng khi bạn có thể nói với nhân viên rằng “Chúng tôi tin tưởng rằng bạn sẽ thực hiện công việc của mình bất cứ lúc nào bạn cần hoặc muốn, miễn là bạn vẫn hoàn thành công việc của mình”.

Hãy nhớ rằng một trong những thách thức tiềm ẩn là đôi khi mọi người nghỉ ít thời gian hơn với PTO không giới hạn so với việc họ có một khoảng thời gian nghỉ phép mỗi năm.

Vì vậy, hãy tạo ra một nền văn hóa khuyến khích mọi người nghỉ ngơi nhiều hơn

Nghiên cứu cho thấy rằng nghỉ phép  nhiều hơn dẫn đến thành công hơn trong công việc & hạnh phúc hơn ở nơi làm việc & ở nhà.

23. Hãy đồng cảm 

Gần như tất cả mọi người đã phải vật lộn trong vài năm qua, điều này đôi khi khiến cho việc hoàn thành công việc một cách xuất sắc trở nên khó khăn.

Nhưng khi các nhà lãnh đạo & đồng nghiệp cố gắng hiểu những gì mà mỗi người phải trải qua, điều đó sẽ khiến nhân viên cảm thấy được chào đón hơn.

Những người lao động cảm thấy được lắng nghe, thấu hiểu & quan tâm sẽ làm việc chăm chỉ hơn, chấp nhận rủi ro nhiều hơn & giúp người khác thành công. Điều đó sẽ cải thiện khả năng giữ chân nhân viên.

Hy vọng những bí quyết mà Anphabe mang lại sẽ giúp cho nhà tuyển dụng gia tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên cho tổ chức của mình. Liên hệ Anphabe để được tư vấn giải pháp kết nối nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp với Workplace from Meta.

* Ảnh  tham khảo trên Unsplash & Freepik

Bài viết tham khảo 30 Ways to Increase Retention at Your Company của Laura Hilgers 

Answer hZWZl5VpmmuWmZqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5iRl5mbiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5hglXCWmpWExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...