Văn hóa và kinh tế luôn luôn song hành nhau
Trong đầu các nhà quản trị, kiểm soát công ty luôn suy nghĩ yếu tố kinh tế trước vấn đề văn hóa cho dù đặt trọng lượng có thể là như nhau. Yếu tố thực tế này giải thích được là vì lỗ lãi vẫn là yếu tố của kinh doanh sản xuất, là yếu tố quyết định cho doanh nhiệp và cho một tổ chức có thể vận hành được. Văn hóa luôn đi sau có đúng không? Đúng, chả phải xấu hổ gì mà không chấp nhận điều này. Truyền thống chúng ta đúc kết một câu nói liên quan gì đó là: ...gì đó sinh lễ nghĩa. Cái này áp dụng thì không chính xác ở thời hiện đại, hậu hiện đại công nghệ nhưng nó vẫn mang yếu tố tác động tới suy tư của chúng ta.
Với người lao động hiện nay thì văn hóa bản thân nó tác động động nhiều hơn tới lựa chọn kinh tế. Xu hướng này càng tạo ra sự lựa chọn cân bằng hơn chứ không thiên lệch như trước kia nữa. Vì thế người lao động không muốn mình xấu đi để lựa chọn về kinh tế. Họ có yêu cầu về văn hóa cao hơn để mình tiếp nhận và tồn tại được trong văn hóa ấy. Văn hóa cá nhân của người lao động không bị mất đi mà thường xuyên được bồi đắp, từ đó làm người lao động mạnh lên về tinh thần và tâm hồn. Có sức lực đầy đủ để đóng góp cho công ty, tổ chức từ đó thúc đẩy kinh tế đi lên.
Có sự liên hệ khăng khít giữa văn hóa và kinh tế, không chối cãi điều này nhưng ở con người và mức độ lại khác nhau khi chúng ta quản trị doanh nghiệp và khi chúng ta là lao động doanh nghiệp. (rõ ràng là đã có người làm chủ và người làm công - và họ suy nghĩ khác nhau trong vấn đề liên quan này).
Gắn vấn đề văn hóa vào chiến lược là quan trọng. Thực hiện được chiến lược ấy càng quan trọng. Và văn hóa sẽ như là hậu phương vững chắc để có phát triển vững chắc và lâu dài. Cái nền móng và cái khung chúng ta hay nhầm là văn hóa, nhưng nó chỉ được dựng lên bằng kinh tế, bằng điều kiện có thể của nó. Nhưng mà nếu chiến lược và việc thực hiện được kinh tế mà không có văn hóa đi kèm thì chắc chắn là thiếu nền móng và bộ khung vững chắc. Người lao động ở đâu trong viễn cảnh đó? Họ sẽ như thế nào trong các mối hình thành của nền kinh tế?
Trước đây tôi dao động khi chính sách khuyến khích con em chúng ta học nghề. Nhằm điều chỉnh và giảm thiểu "thầy" mà theo khung tư tưởng là người được đào tạo ở bậc đại học. Tôi rất buồn. Không biết có sì-lốp-pi của các nhà "tài phiệt" hay các nhà sở hữu công ty nước ngoài "FDI" hay không? mà truyền thông và báo chí khai dòng cho dòng chảy người lao động trình độ thấp, khuyến khích học xong lớp 9 đi học nghề mà không học phổ thông, không học đại học! - lấy lành nghề thay cho trình độ, đúng trong một giai đoạn nào đó. Giờ đây tôi nghĩ còn cả về mặt văn hóa trong đó nữa. Con người luôn được đào tạo để hoàn thiện bản thân mà môi trường ở nơi làm việc của chúng ta chưa thể nói là bằng và tiến tới môi trường đào tạo ở trường học phổ thông và đại học được. Vì thế con người lao động lành nghề sau này sẽ thiếu hụt vấn đề văn hóa trong bản thân. Vấn đề này về lâu dài tác động tới kinh tế của doanh nghiệp hơn là giải quyết được vấn đề đủ lao động làm việc gia công ...vv.
Pages
- Nguyen Hong Minh1658109778
Tình cờ đọc lại bài viết của mình tôi thấy hay hay và vẫn cảm thấy đúng. Khi nào con người sống luôn phải nhắc nhở những việc mình sống? Việc bị nhắc nhở là bình thường thôi nhưng phải ngày cảng ít đi, chứ không phải việc gì cũng phải nhắc, việc lập lại cũng phải nhắc lại thì "bố cục" lắm. Bạn chịu đựng được thực tế ấy bao lâu? Khối người trong gia đình phải bỏ nhau vì không theo câu ông bà ta đúc kết ra "môn đăng hộ đối", tức tôi chỉ nhắc về trình độ nhận thức và văn hóa quá chênh lệch, bạn một là sẽ phải nhắc và kiên trì hoặc bị nhắc và vẫn kiên trì với bị nhắc nếu không tất cả sẽ xụp đổ và tất nhiên sẽ thiết lập lên cái khác nhưng xót xa quá, đau khổ về tâm hồn và tinh thần quá.
Chủ doanh nghiệp và người lao động cũng thế. Giới làm chủ và giới làm công cũng thế.
Tình cờ đọc lại bài viết, tôi thấy hay hay nhưng lại hơi buồn thì no comment từ ai đó, từ mọi người. Vấn đề ai cũng biết, nói ra làm gì, tôi hiểu thế.
-
hZWZmJxplHKUlpaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKVmJiWnYad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
- hZWZmJxplHKUlpaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIl2OVbp2FneDh
-
More
hZWZmJxplHKUlpaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHl5SYmZuIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhsaJdmVm6xtg..