AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5lglG-XlpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Làm sao để tiến về phía trước dẫu biết cuộc sống không công bằng?

Answer hZWZl5lglG-XlpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WRlpuYiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Pham Trang's picture
1418803098

(Bài viết được dịch từ How
to Get Ahead When Life Isn’t Fair - Marshall GoldSmith - Top Ten Most-Influential Business Thinkers in the World)

Làm sao để tiến về phía trước dẫu biết cuộc sống không công
bằng?

Bạn đã bao giờ làm việc với một người nào đó cứ không ngừng kêu
ca rằng tại sao mọi thứ trên đời bất công thế, tồi tệ và toàn điều sai trái thế
chưa? Khi con người cứ thường xuyên rên rỉ và than phiền, họ đã bỏ lỡ rất nhiều
cơ hội để tạo sức ảnh hưởng đến tương lai. Những người quản lý của họ thì cũng
xem họ là những kẻ đầy phiền nhiễu, và những người báo cáo trực tiếp cho họ và
đồng nghiệp thì nhìn nhận họ như là những người vớ vẩn nhất quả đất.

Cuối cùng thì chẳng ai là người thắng cuộc cả.

Theo như lời của một người cổ xưa như Peter Drucker, “Mọi quyết
định có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sẽ được tạo nên bởi người có tầm
ảnh hưởng và năng lực để tạo nên quyết định đó – không phải là người “hiển
nhiên” hay là người “thông minh xuất chúng” hoặc là người “tuyệt vời nhất” –
hãy học cách để làm quen và chung sống với sự thật đó.

Cũng đơn giản và rõ ràng như những lời nói này đều cho thấy như
thế, tôi cảm thấy thật tuyệt vời khi một số ít người (cũng có thể nói là khá thông
minh) thấu hiểu điều này thật sâu sắc. Khi đứa trẻ của bạn đi học về và than
vãn rằng, “Không công bằng! Giáo viên cho con con “C” trong khi con thật sự
xứng đáng được điểm “A”! Chúng ta, với cương vị là những người làm cha làm mẹ,
nên nói rằng, “Chào mừng con đến với thế giới thực nhé, đứa trẻ còn hôi sữa ạ!
Trong cuộc sống con phải chấp nhận một sự thật rằng những người có quyền đưa ra
quyết định thì mới làm cho một quyết định trở nên có giá trị - và sự thật là
không phải lúc nào con cũng là người nắm quyền quyết định mọi thứ trong cuộc
sống.” Chúng ta luôn có những người sếp quản lý và điều hành, dạy học, phân
tích hay cả hội đồng Giảng dạy cho điểm số mà chúng ta luôn cảm thấy không hài lòng.

Đâu là điều có thể thay đổi, và đâu là điều nằm ngoài tầm kiểm
soát của bạn?

Ngoài mặt, thì sự chấp nhận – đó là, thay đổi những gì chúng ta
có thể thay đổi và cảm thấy thực tế về những điều chúng ta không thể thay đổi
trong cuộc sống này – chính là điều dễ dàng nhất mà bạn có thể làm. Sau đó thì,
làm thế nào để giải thoát bản thân bạn khỏi hiện thực phũ phàng kể trên?

Bạn hãy đánh giá nó, và hãy hít thở thật sâu (có thể nói là giải
thoát sự thất vọng trong chính nội tại bản thân mình), và chấp nhận nó. Và sự
chấp nhận thì thường là một trong những thử thách cam go nhất. Thay vì chấp
nhận rằng những người quản lý có quyền lực đối với công việc của họ thì nhiều người
lao động lại thường tranh cãi với sếp của mình (một chiến lược thường không bao
giờ kết thúc với kết quả tốt đẹp cho lắm)

Thay vì đối phó với sự thất vọng của việc bị lờ đi và bỏ mất một
cơ hội thăng tiến, họ sẽ lien tục than vãn rằng “Cái gì mà bất công quá vậy”
đối với những người mà chẳng bao giờ thèm lắng nghe họ (một chiến lược thường
hiếm khi thay đổi hình ảnh của họ giữa những người đồng nghiệp hoặc có thể trao
cho họ cơ hội để thăng tiến)

Thay vì bước qua những chông gai và rào cản trong công việc, thì
họ lại đổ lỗi và đổ thừa cho người khác không phải bản thân mình (một chiến
lược thường hiếm khi dạy họ cách làm sao để tránh khỏi những thất bại trong
tương lai)

Khi phải đối diện với sự thật thì nguyên nhân của tất cả chính
là sự trốn tránh những gì đang xảy ra và học cách chấp nhận, hài lòng với cuộc
sống.  

Một vài năm trước, một phóng viên ở Chicago Tribune đã hỏi tôi
nếu như những người quản lý hiện tại bóc lột và phiền nhiễu hơn trong quá khứ
(một cách hỏi logic trong việc thảo luận về hành vi của những người đang nắm
quyền)

“Anh không đùa chứ?” Tôi nói. “Chúng ta vẫn thường có rất nhiều
sự bất công và những vị sếp tồi. nhưng cuộc sống đã tốt đẹp hơn những gì diễn
ra cách đây hai trăm năm. Chúng ta đã từng có các vị vua, hầu như không có các
đạo luật cho công nhân, và loài người gần như bị thống trị và chẳng có quyền gì
sất. Trong thế giới đã phát triển thì có thể gọi là tồi tệ đối với ngày hôm
nay, nhưng loài người thật sự đã có rất nhiều chuyển biến”.

Chúng ta đã đi qua một chặng đường rất dài. Rất nhiều các công
ty lớn bây giờ tin vào “luật không thể chuyển nhượng” trong công việc. 

Chúng ta
có quyền được đối xử với tất cả sự tôn trọng. Chúng ta có quyền được phán xét
bởi năng lực thật sự và phẩm chất hơn là lớp vỏ bọc của sự may mắn. Nếu chúng
ta là phụ nữ, chúng ta cũng có quyền được trả lương như đàn ông nếu làm cùng
một công việc đó. Khi những sự bất công như thế này sinh, thì phải vùng lên đấu
tranh chứ. Đó chính là những cuộc chiến mà chúng ta nên tranh đấu.

Nhưng rất nhiều thứ nhỏ nhặt vẫn phải tồn tại. Một người đồng
nghiệp được lên chức mà chúng ta nghĩ rằng mình xứng đáng hơn. Một vị sếp cho
thấy một sự phân biệt rạch ròi và bị tiền làm mờ mắt, bỏ mặc chúng ta. Và còn
muôn vàn các thứ khác khiến chúng ta luôn than vãn rằng, “Sao mà bất công thế!”

Những khoảnh khắc bất công như vậy cứ tái diễn theo quy luật
sau: Một quyết định đã được tạo nên mà chúng ta không bằng lòng. Điều gì là tồi
tệ hơn, chúng ta tin tưởng rằng chúng ta chưa có một sự giải thích đúng đắn,
mặc dù đó là điều không khỏi khiến chúng ta hỏi lại, thì cũng như là chúng ta
đang tranh cãi về nó. Và khi mà có một sự giải thích khác, thì nó là không đủ
cho tất cả chúng ta.

Cứ tranh cãi rằng “Chẳng có sự công bằng nào hết” không thay đổi
được kết quả một chút nào. 

Nó không giúp tổ chức của bạn hay gia đình của các
bạn hay tất cả chúng ta, mà nó chỉ làm giảm đi nhuệ khí của tất cả. Bằng cách
nhận diện ra cái bẫy kinh điển này, chúng ta có thể khẳng định rõ ràng đâu là
những cuộc chiến thật sự - và cuộc chiến nào cần phải né đi. Ở công sở, và ngay
cả ở nhà, thậm chí chúng ta có chiến thắng đi chăng nữa thì nó cũng không đòi
hỏi chúng ta phải tranh đấu nhiều như vậy.

Một khi chúng ta học cách chung sống hòa bình với sự thật rằng
những người có quyền đưa ra quyết định thì sẽ quyết định – và chúng ta luôn
than vãn kêu ca bởi vì “cuộc sống này không công bằng” – chúng ta có thể trở
thành những người giàu sức ảnh hưởng hơn, tạo nên những sự khác biệt tích cực,
và thậm chí trở thành người đưa ra quyết định!

Chúng ta có thể chiến đấu những cuộc chiến đáng phải chiến đấu,
và hãy chấm dứt làm cả thế giới rối bời lên chỉ bởi vì “Giáo viên vừa cho tôi
con điểm C!”

Answer hZWZl5lglG-XlpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WRlpuYiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5lglG-XlpSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...