AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5lll2yXnJqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

Cách giúp bạn đoạt giải “Nobel hòa bình” ở công ty

Answer hZWZl5hllm-ck5iExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUmZiXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.
Nguyễn Hương's picture
1463739255

Môi trường công sở chưa bao giờ là dễ dàng nếu bạn không có khả năng giao tiếp và ứng xử phù hợp. Mỗi môi trường làm việc lại có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm riêng. Nếu bạn là người bất cần, không quan tâm đến người khác nói gì, tự mình giải quyết hết công việc thì bạn sẽ không cần mất thời gian để duy trì mối quan hệ đồng nghiệp, tuy nhiên, chưa có trường hợp “may mắn” nào đi một mình mà đến đỉnh thành công, sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn trong công việc. Vì thế, dù muốn hay không, bạn vẫn phải làm mối quan hệ giữa mình với đồng nghiệp tốt đẹp, việc này còn làm cho cuộc sống nơi công sở của bạn cân bằng và “dễ thở”.

“Đứng sau thành công trong công việc của bản thân là những người đồng nghiệp tốt”. Vì thế nếu bạn muốn hiệu suất làm việc cao hơn và thăng tiến nhanh hơn bạn nên đọc những hướng dẫn sau về cách quản lý nhân viên hiệu quả, sẽ tạo môi trường làm việc của bạn trở nên thoải mái hơn

Peace-Keep.png

1. Tránh các đề tài cấm kỵ

Trong cách quản lý nhân viên hiệu quả, thì như một quy tắc bất thành văn khi giao tiếp, bạn không nên bắt đầu đề tài bằng những chủ đề tế nhị hay quá riêng tư. Giao tiếp là một nghệ thuật và người trong giao tiếp là một nghệ sỹ nên bạn hãy biết cách hoạt ngôn thật khéo léo. Mỗi chủ đề của câu chuyện cũng nên được nói ở những môi trường thích hợp khác nhau, không nhất thiết phải nói ở công sở. Nếu bạn không có cách ứng xử khéo trong chuyện chọn đề tài để nói chuyện, bạn sẽ dễ gây khó chịu, xúc phạm hay tức giận cho đồng nghiệp.


2. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

Học cách lắng nghe đúng và sau đó bạn nên biết cách nắm bắt nội dung câu chuyện thật nhanh để tham gia, đóng góp ý kiến. Đừng để trường hợp khi đồng nghiệp đang hứng thú kể cho bạn một câu chuyện khá hay ho, thì trong lúc đó con mắt bạn đang chăm chăm vào màn hình điện thoại, đến khi họ kể xong câu chuyện thì bạn lại ngước mặt lên, tỏ vẻ ngây thơ, hiện rõ 3 chữ “không hiểu gì” lên mặt,  ánh mắt như “con nai vàng ngơ ngác” và đề nghị họ kể lại câu chuyện vừa rồi. Bạn nghĩ đồng nghiệp có nên giữ bình tĩnh với bạn lúc này không?

Nếu cách quản lý nhân viên hiệu quả là một nền văn hóa, thì quan hệ tốt với đồng nghiệp chính là nét đặc trừng của nền văn hóa đó. Cuộc giao tiếp chỉ có 2 yếu tố quan trọng nhất đó là người nói, người nghe và nội dung. Vì vậy để mối quan hệ với mọi người trở nên tốt hơn thì bạn nên học cách lắng nghe và hiểu, nhiều khi những câu chuyện từ đồng nghiệp lại có thể giúp bạn học được điều gì. Thêm vào đó, nếu bạn dành sự quan tâm nhiều với các đồng nghiệp, bạn sẽ có nhiều khả năng được đánh giá cao trong mắt mọi người ở công ty


3. Với những sai lầm, đừng nói ra những lời khó nghe

Nếu đồng nghiệp của bạn phải chịu những lời phàn nàn khó nghe từ khách hàng hoặc sếp gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của phòng ban. Bạn sẽ làm gì?  Hy vọng rằng bạn sẽ không đưa ra những câu bình luận khó chịu và chỉ trích họ suốt cả giờ đồng hồ. Ai cũng có sai lầm, việc họ bị nhận những lời nói không hay từ cấp trên đã là điều khó khăn rồi, những lúc này bạn nên động viên, an ủi. Khi đồng nghiệp đã dần ổn định được tâm lý, đây là lúc bạn nên lắng nghe họ trình bày kế hoạch, đưa ra những phân tích lỗi sai một cách khách quan và cho họ lời khuyên để khắc phục, tránh những sai lầm về sau.


4. Hiểu về một cuộc tranh luận

Sự tranh luận trong cuộc họp là đồng nghiệp đưa ra những kế hoạch, những ý kiến mang tính đóng góp, giúp đẩy nhanh hiểu quả trong công việc, vì thế mà đừng biến cuộc họp trở thành “thế chiến thứ 3”, đây chắc chắn là vấn đề ở hầu hết các phòng ban trong công ty. Lời khuyên trong cách quản lý nhân viên hiệu quả đó là mỗi người nên hạn chế cái tôi của mình để lắng nghe đối phương.Chất lượng công việc có thể bị kéo xuống bởi những cuộc tranh luận “mất thời gian”, không thu lại kết quả và không có một phương pháp tối ưu nào được đưa ra khi cuộc họp kết thúc


5. “Tiết kiệm” lời xin lỗi, “keo kiệt” lời cảm ơn

"Cảm ơn" và "Xin lỗi" dường như là hai cụm từ cần thiết và được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống, cũng như là thước đo mối quan hệ. Trong những cách quản lý nhân viên hiệu quả thì biết nói lời cám ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và văn hóa của mỗi cá nhân. Nếu bạn có hành động sai, gây tổn thương đến đồng nghiệp thì một lời xin lỗi đúng thời điểm quan trọng hơn ngàn lần giải thích quanh co. Khi một ai đó giúp đỡ bạn trong công việc, hỗ trợ bạn khi bạn gặp khó khăn, một lời cảm ơn đúng lúc sẽ chiếm được sự cảm tình từ họ.

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vì vậy sao bạn không sử dụng một phương pháp “không phí”, “không mất thời gian”, “không cần suy nghĩ nhiều” để khăng khít mối quan hệ của mình với đồng nghiệp. Không một cuốn sách hay bài vở nào có thể dạy ta một cách đầy đủ nhất và chính xác nhất bằng chính bài học trải nghiệm thực tế. Chính những đồng nghiệp trong công ty sẽ dạy cho bạn văn hoá ứng xử bằng chính hành động của họ

vtm_song_111215_hay-xin-loi-it-lai-va-cam-on-nhieu-honhay-xin-loi-it-lai-va-cam-on-nhieu-hon-2.jpg


6. Và nếu có căng thẳng ...

Nếu một ngày đẹp trời, mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp xảy ra căng thẳng, thì lúc này bạn có hai lựa chọn: Một là “vượt” với nó, hai là “lơ” nó đi. “Vượt” qua nó, nghĩa là bạn sẽ làm rõ vấn đề và giải quyết triệt để, còn “lơ” nó đi nghĩa là bạn chỉ cần mìm cười cho qua, không quan tâm bất kỳ điều gì liên quan đên vấn đề đó nữa.

Chiến lược lúc này trong cách quản lý nhân viên hiệu quả đó là bạn nên xem xét mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp hiện tại như thế nào và quan trọng là tương lai sẽ ra sao? Đối với những mối quan hệ đồng nghiệp thân thiết, bạn nên giải quyết vấn đề rõ ràng để hai bên hiểu nhau hơn, tránh hiểu lầm. Còn những mối quan hệ đồng nghiệp xã giao khác, tốt hơn hết bạn nên cho qua, một thời gian sau chính bạn và người trong cuộc cũng dần quên những chuyện không hay đó


(Nguồn tham khảo theundercoverrecruiter.com)

Answer hZWZl5hllm-ck5iExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmWch5WUmZiXiJ-jm3GehcPG2NWjlM-ViG3PcGChteE.

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Answers

    There are no answers to this question yet.
hZWZl5lll2yXnJqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...