AnphaNews

Anphabe

Connecting opportunities
hZWZl5lllnGdlpqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmWJrUr98qKellJ--oJvSpZbWnaeg0dPXytrJvrPJntaFxd3bz9PHlXbJpc-h1Fhr2XKcb1qe26OXp52oo1p0pZ9hYmqFqJ-Vqailx3-f0ptZn6tuZpyH1MLWxc_ZhmvCc5Sd3eDh

2 "căn bệnh" khiến doanh nghiệp Việt Nam kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư

Answer29 hZWZl5Vml2-YlZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5eYmJeEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..
Do Chi Hieu, CFA's picture
1342756742

Cách đây khá lâu khi còn ngồi ghế nhà trường, trong một cuộc tọa đàm giao lưu với những lãnh đạo tiêu biểu, tôi có hỏi một lãnh đạo người Mỹ của một tập đoàn bán lẻ hàng đầu ờ nước này: "Ông có thể giải thích vì sao trong đội ngũ lãnh đạo tập đoàn của ông không có ai là người châu Á không?”.

Câu hỏi “nhạy cảm” của tôi nhận được một câu trả lời không thể thẳng thắn hơn: "Chào bạn, có hai yếu tố tạo xung đột tính cách và văn hóa làm tôi khó hợp tác với những người đến từ thị trường mới nổi: thứ nhất, tầm nhìn ngắn hạn (short-term oriented), thứ hai - thỏa hiệp với số đông (groupthink)”.

Ông ta đã giải thích nhiều lần rằng đó là cảm nhận cá nhân, và hoàn toàn không có chút ý niệm nào về kỳ thị hay phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, câu trả lời làm tôi cảm thấy bị đả kích, xúc phạm và tổn thương tinh thần dân tộc mạnh mẽ… tôi hậm hực và cảm thấy “phán xét” của người này là không công bằng.

Thế nhưng, trớ trêu thay, qua hơn chục năm nay quan sát và trải nghiệm những sóng gió trên thương trường, mỗi ngày tôi càng hiểu ra “thâm ý” của câu nói trên. Nó càng làm tôi thấm thía đến tận xương tủy, ám ảnh và thầm cảm ơn vì ông là một "bác sỹ" chẩn đoán tài ba cho những căn bệnh phổ biến nhất của những người quanh tôi.

1. Bệnh thứ nhất: tầm nhìn ngắn hạn

Tôi còn nhớ ở Sài Gòn một thời rộ lên phong trào mở nhà sách, quán bida, rồi karaoke, đến gần đây là yến sào v.v… cứ đi vài bước là thấy một cửa hàng. Nhưng một khi ồ ạt mở ra thì sẽ bão hòa và rất nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì thua lỗ.

Không phải chỉ thành thị, ở nông thôn cũng thế, năm nay cà phê thắng thì đua nhau trồng cà phê, năm sau tiêu-điều lên thì đốn cà phê mà trồng tiêu-điều. Dạo gần đây cao su “lên hương” thì đi đâu cũng thấy trồng cao su, rồi đến phong trào đào ao nuôi cá nuôi tôm v.v… hệ quả là nông dân mất mùa khóc, được mùa cũng khóc (vì bị thương lái ép giá).

Cái tính “thấy người ta ăn nhộng bốc dòi mà ăn” chả phải chỉ ở những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ngay cả các tập đoàn lớn hùng mạnh. Các doanh nhân dày dạn kinh nghiệm và được đào tạo bài bản cũng không ngoại lệ. Ngành nào “ăn” là đâm bổ vào, họ chỉ mong “thu hoạch” ngay trong vòng 1-2 năm mà quên đi những rủi ro và các giá trị dài hạn như thương hiệu, uy tín, niềm tin của khách hàng.

Cứ như thế từ trào lưu mở ngân hàng, đến công ty chứng khoán, sàn vàng, rồi bất động sản… hệ lụy của căn bệnh này ai cũng thấy ngày hôm nay, ngày càng trầm trọng!

Ngắn hạn về tầm nhìn không chỉ là cái “bệnh” của dân làm ăn, rất nhiều người được dán cái mác “lo xa” suốt đời ki cóp dành dụm để “về già có của giắt lưng”.

Đây không phải là tầm nhìn xa trông rộng, mà thực chất là sự thiển cận, vì họ nhìn tương lai không qua được cái mái nhà mình. Tiền để một chỗ thì làm sao sinh ra tiền? Và ai bảo tiền để một chỗ thì không rủi ro?

Tầm nhìn ngắn hạn cũng chính là nguyên nhân sâu xa của những tệ nạn tham nhũng, quan liêu vì mỗi anh chỉ có nhiệm kỳ vài năm, phải làm sao cho “lại vốn” nhanh trong nhiệm kỳ mới được! Căn bệnh này, có lẽ còn ở tầm cao hơn khi chúng ta liên tục khai thác đến cạn kiệt các tài nguyên thô, không qua chế biến và bán ra nước ngoài.

Một khảo sát của một hãng nghiên cứu thị trường nước ngoài cho thấy, trên 98% doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư vào khâu nghiên cứu và phát triển (R&D), đây cũng là minh chứng hùng hồn cho căn bệnh “ăn xổi ở thì” của doanh nghiệp Việt.

2. Bệnh thứ hai: thỏa hiệp với đám đông

Từ nhỏ học trong trường chúng ta phải mặc đồng phục, tóc tai đồng nhất, làm toán phải đúng công thức và cách trình bày của thầy, làm văn phải theo dàn ý và bài mẫu, đã quen với kiểu thầy cố “mớm chữ” cho mà nhai.

Cái “nếp” từ bé khiến những người có suy nghĩ xuất chúng, khác biệt thường tự động bị đào thải khỏi guồng máy xã hội. Chữ “cá biệt” ở nước ta luôn được hiểu theo nghĩa tiêu cực (??!!). Có thể nhìn lại động lực phát triển khoa học- kinh tế- xã hội trong lịch sử trước nay đều xuất phát từ những con người “cá biệt” sao?

Steve Jobs từng nói: “Tất cả các thiên tài đều là những thằng ngốc, cho đến khi họ tự chứng minh là mình đúng”.

Thỏa hiệp với đám đông là nguồn cội của việc “chọn việc dễ mà làm” (với lý lẽ “vì xung quanh ta họ đều làm vậy”). Dẫn đến việc lựa chọn những mô hình sản xuất kinh doanh dễ kiếm tiền (nhanh) nhất, hệ quả là mất cân đối về cơ cấu kinh tế, tập trung quá nhiều vào các ngành sản xuất cơ bản như sắt thép-xi măng-khoáng sản v.v…

Để rồi hoàn toàn không chú trọng các ngành công nghiệp dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Những ngành “dễ làm” như kể trên có tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thấp do đó chỉ cần một cái “hắt hơi sổ mũi” của kinh tế vĩ mô là bên bờ vực phá sản ngay.

Sự thỏa hiệp với đám đông không những cản trở sự bứt phá để phát triển, còn nguy hiểm hơn khi nó bào mòn các chuẩn mực về đạo đức xã hội.

Ở trong một cộng đồng mà ai cũng vượt đèn đỏ thì việc vượt đèn đỏ trở thành “bình thường”. Trong một lớp học ai cũng ném phao, quay cóp thì một học sinh sẽ cảm thấy gian lận là “không có gì nghiêm trọng”. Trong một cơ quan mà ai cũng tham nhũng thì người không tham nhũng tiêu cực sẽ là kẻ phải ra đi.

Tôi hiểu chúng ta cũng có rất nhiều doanh nhân xuất chúng với tầm nhìn dài hạn, đầy bản lĩnh và giữ gìn chuẩn mực đạo đức kinh doanh.Ở đây tôi chi muốn nói đến số đông, vì số đông tạo nên dòng chảy.

www.dannymindshare.wordpress.com

Answer29 hZWZl5Vml2-YlZaExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hycKBXpaiZrKmhqKCHa6RqnHJYl6OnnNaslc2UWZ-rbmSch5eYmJeEoddqmXOGxMXX09iQnspToZugZmvjtQ..

Have something to say?

Join Anphabe for free to share and get shared on your own business topics.

Pages

Answers

  • Lê Ngọc Tuấn's picture

    Em xin mạn phép nói thật nhìn nhận của em... có gì chưa hợp lý cũng xin các anh chị góp ý

     - Về những chủ đề như trên hay những chủ đề về cách cải tổ, tái cấu trúc ... tất cả đều đúng. Nhưng các anh chị đọc, nghiên cứu ... thế nhưng có thực hiện không, trong khi em thấy nhiều anh chị là những người có thể làm thay đổi công ty

    - Nếu có các anh chị áp dụng, dám chắc hiệu quả đạt được ít người thành công! Hiểu thì hiểu, mục đích thì đúng nhưng thực hiện sai do nhiều nguyên nhân: Bản chất vấn đề, Bản chất công ty..

    Vì sao em nói vậy là vì ngày ngày em toàn đọc thấy doanh nghiệp khó khăn, giải tán nó nhiều hơn rất nhiều doanh nghiệp thành công. Cái nguyên nhân em nghĩ chính là dù có học nhiều, huấn luyện nhiều ... nhưng tư duy chưa thay đổi! 

      hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTnJWYmoad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWeScJqFneDh
    hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZiVm5iIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmdxaJ9sVm6xtg..
  • Vinh Nguyen Phan's picture

    Bài viết của anh Do Chi Hieu rất sâu sắc và chính xác. Theo em thấy, căn bệnh này không chỉ là của Việt Nam mà còn tồn tại ở nhiều nơi khác, thậm chí cả ở những nền kinh tế Châu Á được coi là lớn mạnh. Nó có nguồn gốc từ văn hóa rất lớn.

    Có những công ty có tầm nhìn rất đúng đắn ở cấp tập đoàn, nhưng khi về cơ sở lại không được như thế mà bị ảnh hưởng bởi văn hóa địa phương rất nhiều.

    Đúng là nhận xét là một việc, quan trọng là biến nó thành hành động. Em nghĩ để thay đổi xã hội là rất khó, nhưng nếu chỉ cần thay đổi trong phạm vi nhỏ xung quanh mình thì dễ hơn nhiều. Theo đó, thay đổi từ chính bản thân mình là khả thi nhất. Mỗi người nên bỏ kiểu suy nghĩ "tôi làm thế này vì tất cả những người khác đều làm như thế". Cách suy nghĩ đó không hợp logic.

    Nhiều người cho rằng suy nghĩ theo số đông là an toàn hơn, vì xác suất số đông sai lầm là nhỏ. Kiểu như "hàng triệu người đã làm, không lẽ họ đều sai cả". Tuy nhiên lý lẽ đó chỉ đúng khi tất cả những người trong số đông kia độc lập với nhau. Nếu họ cùng làm theo một ai đó, thì xác suất sai lầm của họ không nhỏ nữa.

    Tuy nhiên, anh Do Chi Hieu có thể chia sẻ xem làm cách nào để nhận biết một công ty có tầm nhìn dài hạn và khuyến khích suy nghĩ độc lập? Với tư cách là người ngoài, việc tìm hiểu văn hóa của một tổ chức là rất khó. Kiểu như "không ở trong chăn thì không biết chăn có rận" vậy.

      hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTnJ2WlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWeabpSFneDh
    hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZidmZKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmxqcZ1uVm6xtg..
  • Ngoc Tran's picture
    Ngoc Tran
    1378031273

    ôi! em cực kỳ thích bài viết của anh. Nó chân thực như hiện thực. Đọc để 1 lần nữa biết rõ hơn thực trạng hiện nay, để không u mê mà cho rằng: dân ta cái gì cũng tốt, toàn phẩm chất quý giá :D

    Nhưng thật khó để có thể thay đổi & khắc phục tình trạng này. Nó cần được xem xét trên diện rộng & ở tầm cao, cần được ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI tốt, chứ trông chờ vào một vài cá nhân thì rất khó. Lâu dần thì chẳng còn phân biệt được việc gì Đúng/Sai nữa.

    Lấy một ví dụ vui: khi một đứa bé học mẫu giáo, cô giáo tổ chức hẳn 1 buổi học về ATGT rằng đèn đỏ thì mình phải dừng lại trước vạch trắng, đèn xanh mới được đi. Nhưng khi vừa bước ra khỏi cổng trường, bố mẹ chúng & những người tham gia lưu thông trên đường cùng vượt đèn đỏ, thì theo anh/chị, đứa bé đó sẽ tin ai, cô giáo hay nhứng gì mắt thấy tai nghe (hay là số đông) & khi chúng lớn lên, chúng sẽ ứng xử như thế nào khi gặp trường hợp tương tự??

      hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTnJ2WmIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWeabpiFneDh
    hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZidmZaIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmhra59uVm6xtg..
  • Thai Cao's picture
    Thai Cao
    1379213122

    Tôi tâm đắc với ý thứ hai: Thỏa hiệp với số đông.

    Gần đây anh Nguyễn Quang Thạch (người bỏ việc dành hết tâm huyết đi xây dựng hơn 1 ngàn  tủ sách cho nông thôn) đã nói với mình một câu rất ấn tượng "Mọi người đều cho rằng anh không bình thường. Anh nói lại với họ rằng "Tôi đang làm những việc để mong rằng sau này mọi người trở nên bình thường như tôi". Trước dòng chảy vô cảm, anh Thạch chọn ngã riêng và âm thầm xây dựng một nước Nhật trong tương lai.

    Từ nhỏ, tôi hay thấy ngứa với câu "Người ta nói rằng..." để minh chứng cho một luận điểm được cho là đúng.  "Người ta" hay "Số đông" thấy đúng đâu nhất thiết điều đó là đúng. 

      hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTnZWUmoad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWiSbJqFneDh
    hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZmVl5iIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmlpcJhoVm6xtg..
  • Tôi rất thích bài viết này của anh Chí Hiếu. Quả là vậy nếu phải nói ra!

      hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTnZWUm4ad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWiSbJuFneDh
    hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZmVl5mIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmZvap1sVm6xtg..
  •  Em thích câu số đông tạo nên dòng chảy. Và em mong là "những doanh nhân xuất chúng với tầm nhìn dài hạn, đầy bản lĩnh và giữ gìn chuẩn mực đạo đức kinh doanh" sẽ được PR nhiều hơn để giới trẻ có thể lấy đó noi gương và tiếp tục đứng vào hàng ngũ của họ để một ngày nào đó sẽ Việt Nam sẽ có một dòng chảy mới!

      hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTnZWUnIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWiSbJyFneDh
    hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZmVl5qIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpaptyhmxsaJ9rVm6xtg..
  • Theo em thì những căn bệnh như thế này không chỉ có ở doanh nghiệp mà cá nhân cũng vậy. Một nguyên nhân lớn cho tình trạng này có lẽ là bắt nguồn từ nhu cầu thực tế hiện tại của họ. Một ông chủ doanh nghiệp quanh năm phải chạy vạy để đến tháng có tiền trả lương nhân viên sẽ khó có thời gian nghĩ đến R&D hay một anh nhân viên sẽ không đủ can đảm đi ngược lại ý kiến của tập thể khi việc đó có thể khiến anh ta chịu trách nhiệm 1 mình dẫn đến mất việc và kéo theo gia đình vợ con gặp khó khăn về kinh tế. Để cải thiện tình trạng này, em nghĩ là nên chia ra làm 2 nhóm với 2 cách tiếp cận khác nhau. 1 là những công ty hay cá nhân đã vững vàng về tài chính, không quá lo lắng về các nhu cầu ngắn hạn thì nên được khuyến khích, hỗ trợ để có những bước tiên phong mạnh mẽ trong R&D cũng như tìm tòi các hướng đi mới. 2 là nhóm vẫn còn đang phải đối mặt với nhu cầu trước mắt thì cần phải cố gắng cân bằng giữa nhu cầu trước mắt với nghiên cứu phát triển để có thể vượt qua khó khăn và đi lên vững vàng. Cá nhân em cho rằng nhóm này nên có khoảng 10-20% nguồn lực cho R&D với chiến lược dài hạn bên cạnh việc đảm bảo nhu cầu trước mắt.

      hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUr98qKellJ--oJ_Tj6PNo5mMrs7PxrDF3N-wn8KdpcbWzNPUU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWVtb1qlm9CVcpPXoaWgfYeArlVx12ptnlqkkdTG0dSGn8Ogl2rcrJ6Uk52Gy5-pz6XfkdqvoMtan6hybqBXlaGnsJqqW23YampqhZ2kpp6nrMGcmoZrqp5tblKTnZWVlIad2Z5om1vFxtbS1sWamYhsz2yWca3j
    • hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJiUaoObydbWpNLZqJrYc9um2qWeroyxgVpz2W9qbVaplqqan9hSbJGdaXCtqG1snFWX0qOuyaqTmcaHn9SemZyIlWiSbZSFneDh
    hZWZl5lllmmUlJSExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsm2pTcdGrrZenVW7VbW6eUp3Zppeky9TSg5_XnJeYaoOgydel0tHTlqPad9Wk01hr2XKab1qox6eVoKdbcJlzZJ-rpGqccliTo6aqx6WVzZRZn6tuZZyHlZmVmJKIn6Obcp6F0drSy6OU25rKVKGpappyhm5xb5xXb7Cx

Pages

hZWZl5lllnGdlpqExaBkb-GkoGOYcFLJpMWoq4DHo5ifmatXc6xsmGVrUqeqq6KWn4_QoqrNlqDHmaiZ0dPDxMnS1svWjK2a3tyu0sXKU3DZa55siJyl1JvYnqemiHCnbWZsb1qcodqepYXRqpuTmYGi1pyczZOY2KGjnoSg15uanoTWxaLCpteFncSelmuw464.
Lazy Load...